Một công trình, kiến trúc có chắc chắn, kiên cố hay không đều phụ thuộc vào chất lượng bê tông. Chính vì vậy, việc lấy mẫu bê tông để kiểm tra, xác nhận chất lượng của bê tông có vai trò rất quan trọng. Hãy cùng Nhựa Sài Gòn đi tìm hiểu tất tần tật các thông tin về tiêu chuẩn lấy mẫu bê tông nhé!
Tóm tắt nội dung
Tầm quan trọng của việc lấy mẫu bê tông
Lấy mẫu bê tông là một việc không thể thiếu tại các công trình xây dựng. Mục đích của việc làm này là nhằm xác định chất lượng bê tông, kiểm tra xem có đạt chất lượng theo đúng mác bê tông đã đề ra hay không.
Trong đó, mác bê tông chính là khả năng chịu nén vật liệu. Đồng thời đây cũng là ưu thế lớn nhất của mác bê tông so với các khả năng khác. Để đánh giá chất lượng bê tông, người ta sẽ lấy cường độ nén làm chỉ tiêu đặc trưng.
Hiện nay, mác bê tông được chia làm rất nhiều loại, chẳng hạn như mác 200, mác 250, mác 300 hay mác 350. Mỗi hạng mục công trình khác nhau sẽ yêu cầu tiêu chuẩn khác nhau để lựa chọn mác bê tông cho thích hợp. Tuy nhiên thông thường mác 150 sẽ được sử dụng để làm bê tông lót, mác 200 được ứng dụng làm bê tông nền nhà, mác 250 được dùng để làm bê tông cột dầm sàn.
Như vậy có thể thấy việc lấy mẫu bê tông ảnh hưởng đến chất lượng, độ bền của công trình. Tuy nhiên để lấy mẫu bê tông đưa ra kết quả chính xác nhất, người tiến hành cần biết các tiêu chuẩn lấy mẫu bê tông.
Các tiêu chuẩn lấy mẫu bê tông mới nhất hiện nay
Có rất nhiều tiêu chuẩn trong lấy mẫu bê tông. Dưới đây là một số tiêu chuẩn lấy mẫu bê tông phổ biến:
Thời điểm thích hợp để lấy mẫu bê tông
Để lấy mẫu bê tông cho ra kết quả chính xác nhất cần tiến hành lấy mẫu bê tông tại hiện trường thi công và ngay sau khi mẫu mới được đúc ra, vẫn còn đang ướt. Theo TCVN 3105:1993, mỗi loại cấu kiện bê tông nhất định đều phải lấy một tổ mẫu gồm 3 viên đồng nhất về vị trí, kích thước, cách thức lấy mẫu và điều kiện dưỡng hộ.
Đối với kết cấu bê tông đơn chiếc hay khối lượng nhỏ cũng phải lấy một tổ mẫu cụ thể để kiểm tra tiêu chuẩn lấy mẫu bê tông đang được áp dụng. Đối với các mác bê tông có kết cấu lớn, các tổ mẫu trên cùng một kết cấu phải nằm ở nhiều vị trí khác nhau. Đồng thời số lượng phải nhiều nhằm đại diện cho tất cả kết cấu đó.
Số lượng tổ mẫu sẽ được quy định theo khối lượng như sau:
- Đối với bê tông khối móng: Nếu khối lượng bê tông trong một khoang đổ >1000m3 thì cứ 500m3 lấy 1 tổ mẫu. Người lại, nếu khối lượng bê tông ≤ 1000m3 thì lấy 1 tổ mẫu trong phạm vi 250m3.
- Đối với bê tông móng: Nếu khối lượng khoang đổ trong phạm vi 1m3 đến >50m3 thì phải lấy một tổ mẫu. Với các móng lớn hơn, cứ 100m3 lấy 1 tổ mẫu. Tuy nhiên phải đảm bảo mỗi khối móng có 1 tổ mẫu.
- Các bê tông có kết cấu khung hoặc kết cấu mỏng thì cứ 20m3 bê tông lấy một tổ mẫu.
- Cứ 200m3 lấy một tổ mẫu đối với bê tông nền và mặt đường. Tuy nhiên cần đảm bảo nếu khối lượng ít hơn 200m3 cũng phải có một tổ mẫu.
- Trong trường hợp bê tông thương phẩm, mỗi mẻ vận chuyển trên xe (6 – 10m3), trước khi đổ vào khuôn phải lấy một tổ mẫu tại hiện trường công trình.
Cách lấy mẫu bê tông
Để lấy mẫu bê tông, người ta thường sử dụng khuôn mẫu, có thể làm bằng nhựa, gang hay thép,… Các loại khuôn này được đúc với kích thước tiêu chuẩn, nhờ vậy mà tiến độ tạo mẫu nhanh, giúp tiết kiệm thời gian. Mặt khác, khuôn còn có độ bền cao, có thể tái sử dụng, từ đó tiết kiệm chi phí cho con người.
Cách lấy mẫu bê tông được thực hiện qua các bước sau:
- Đầu tiên cần làm sạch khuôn lấy mẫu, quét một lớp dầu mỏng lên bề mặt để bôi trơn.
- Xúc mẫu bê tông vào khuôn bằng dụng cụ. Dùng que chọc hoặc thanh để đầm bê tông cho thật đều và chặt.
- Đảm bảo bê tông xuống đều các góc của khuôn bằng cách dùng tay gõ đều xung quanh khuôn.
- Dùng bay để gạt phẳng miệng khuôn, tạo lớp mặt nhẵn.
Sau khi đã hoàn tất các bước trên, bạn có thể mang khuôn đến các trung tâm kiểm định và đợi kết quả là được.
Phạm vi ứng dụng của tiêu chuẩn lấy mẫu bê tông
Theo TCVN 4453 : 1995, tiêu chuẩn lấy mẫu bê tông được áp dụng cho các trường hợp sau:
- Thi công bê tông do các tổ chức xây dựng thực hiện, các tổ chức này có thể là do nước ngoài đầu tư hoặc liên doanh góp vốn.
- Thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối được tiến hành ngay tại công trường.
- Áp dụng đối với bê tông chế trộn sẵn được vận chuyển từ các trạm trộn bê tông.
Mặt khác, tiêu chuẩn này sẽ không áp dụng với:
- Các kết cấu được làm từ bê tông tổ ong, bê tông cốt liệu rỗng, bê tông siêu nặng, bê tông chịu hóa chất.
- Các kết cấu bê tông ứng suất trước hoặc các kết cấu đặc biệt được quy định riêng.
- Các kết cấu được thi công bằng phương pháp đổ bê tông trong nước, bê tông vữa dâng.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên do Nhựa Sài Gòn đã chia sẻ, bạn đọc sẽ nắm rõ hơn về tiêu chuẩn lấy mẫu bê tông. Ngoài ra Nhựa Sài Gòn còn được biết đến là đơn vị kinh doanh nhựa hàng đầu tại Việt Nam. Do đó, hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi nếu có nhu cầu nhé!