Thẩm định giá có mặt trong hầu hết lĩnh vực đời sống. Nó còn được xem là một công cụ, một trợ thủ đắc lực trong việc thanh lý, thế chấp tài sản, góp vốn,… Những thông tin dưới đây của Nhựa Sài Gòn sẽ tổng hợp các thông tin nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn thẩm định giá. Vì vậy, đừng vội mà bỏ qua bài viết này nhé!
Tóm tắt nội dung
Tiêu chuẩn thẩm định giá được hiểu như nào?
Tại Việt Nam, khái niệm về thẩm định giá đã được giải thích cụ thể tại khoản 15 Điều 4 Luật giá 2012. Theo đó, thẩm định giá là việc các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản đúng với quy định của Bộ luật dân sự. Bên cạnh đó, việc thẩm định giá còn phải đảm bảo phù hợp với giá cả trên thị trường tại một thời điểm, địa điểm nhất định, phục vụ cho một mục đích chính đáng.
Với cách giải thích trên, có thể thấy thẩm định giá là dịch vụ tư vấn tài chính quan trọng trong việc xác định giá trị tài sản đối với nền kinh tế thị trường như hiện nay. Việc thẩm định giá còn góp phần thúc đẩy sự phát triển hiệu quả và minh bạch của thị trường. Đồng thời bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho công dân.
Vậy tiêu chuẩn thẩm định giá là gì? Hiểu một cách đơn giản, đó là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực đối với thẩm định viên giá, các công ty thẩm định và các khách hàng liên quan.
Tiêu chuẩn thẩm định giá bao gồm các quy tắc, chuẩn mực về việc thẩm định, thẩm định viên hoặc các đối tượng có liên quan khác
6 tiêu chuẩn thẩm định giá mới nhất tại Việt Nam
Hiện nay trên lãnh thổ Việt Nam có 13 tiêu chuẩn thẩm định giá đang được ứng dụng. Tuy nhiên bài viết này của Nhựa Sài Gòn chỉ đề cập đến 6 tiêu chuẩn mới nhất:
Tiêu chuẩn về thẩm định giá Việt Nam số 08
Tiêu chuẩn này gồm những quy tắc về cách thức xác định giá trị của tài sản và được ban hành vào ngày 20 tháng 8 năm 2015. Nội dung tiêu chuẩn gồm:
Hiện nay có 2 cách để xác định giá trị của tài sản cần thẩm định bằng cách tiếp cận thị trường, đó là theo cơ sở giá trị thị trường hoặc phi thị trường, cụ thể:
- Đối với cách xác định giá trị thị trường cần phản ánh được quan điểm của các đối tượng tham gia vào thẩm định. Ngoài ra, giá trị tài sản thẩm định được xác định dựa trên cơ sở nhu cầu của đối tượng tham gia vào thị trường tài sản thẩm định.
- Đối với xác định giá trị phi thị trường, thẩm định viên hoặc doanh nghiệp thẩm định cần xác định giá trị của tài sản dựa trên các điểm nổi bật của sản phẩm. Ngoài ra còn cần căn cứ vào nhóm khách hàng hay các nhà đầu tư có nhu cầu sử dụng các điểm đặc biệt đó của tài sản.
Mặt khác, để thẩm định giá các tài sản có giao dịch phổ biến trên thị trường còn có phương pháp so sánh. Đây là phương pháp xác định giá trị của tài sản bằng cách phân tích mức giá của tài sản đó. Phương pháp này cũng là một cách tiếp cận từ thị trường.
Tiêu chuẩn về thẩm định giá Việt Nam số 09

Tiêu chuẩn này được ban hành vào ngày 20/08/2015 với nội dung “Cách tiếp cận từ chi phí”. Hiểu một cách đơn giản, đây là một cách xác định giá trị của tài sản định giá thông qua chi phí bằng cách tạo ra một tài sản có chức năng, công dụng tương tự với tài sản định giá.
Tiêu chuẩn về thẩm định giá Việt Nam số 09 nói:
- “Cách tiếp cận từ chi phí” được sử dụng để xác định giá trị của tài sản thông qua thị trường và phi thị trường.
- Cách thức này sẽ được áp dụng trong các trường hợp như không có đủ thông tin trên thị trường, kiểm tra kết quả của các cách thẩm định giá khác,…
Thẩm định giá từ chi phí được áp dụng đối với trường hợp không có đủ thông tin trên thị trường
Tiêu chuẩn về thẩm định giá Việt Nam số 10
Nội dung của tiêu chuẩn này tóm gọn trong những từ “Cách tiếp cận từ thu nhập”. Thuật ngữ này được sử dụng để chỉ cách xác định giá trị tài sản bằng việc quy đổi dòng tiền có giá trị trong tương lai về giá trị hiện tại.
Cách tiếp cận thu nhập có 2 phương pháp chính, đó là:
- Phương pháp vốn hóa trực tiếp: Thường được áp dụng trong trường hợp giá trị của tài sản tương đối ổn định.
- Phương pháp dòng tiền chiết khấu: Được thi hành trong trường hợp tài sản biến đổi theo các giai đoạn khác nhau, không cố định.
Tiêu chuẩn về thẩm định giá Việt Nam số 11
Tiêu chuẩn số 11 này là “Thẩm định giá bất động sản”. Khi tiến hành theo tiêu chuẩn này, thẩm định viên hay các doanh nghiệp thẩm định có thể áp dụng các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá.
Tuy nhiên, đối với từng phương pháp thẩm định khác nhau, thẩm định viên cần lựa chọn thông tin cho phù hợp nhằm đảm bảo kết quả có tính chính xác cao.
Tiêu chuẩn về thẩm định giá Việt Nam số 12
Thẩm định giá số 12 có nội dung “Thẩm định giá doanh nghiệp”, được ban hành vào ngày 27 tháng 4 năm 2021 gồm các nội dung sau:
- Lựa chọn cơ sở giá trị đối với thẩm định doanh nghiệp.
- Sử dụng báo cáo tài chính trong việc thẩm định giá doanh nghiệp.
- Các cách tiếp cận, phương pháp thẩm định giá đối với doanh nghiệp.
Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 13 – TCTDGVN 13

Đây là tiêu chuẩn về “Thẩm định giá tài sản vô hình”. Theo đó, tài sản vô hình có nghĩa là tài sản không có hình thái vật chất, tuy nhiên vẫn có khả năng tạo ra các quyền lợi về kinh tế.
Khi tiến hành thẩm định loại tài sản này, cần đảm bảo thu thập đầy đủ các thông tin như: Đặc điểm của tài sản vô hình, trình trạng pháp lý, thời điểm tiến hành thẩm định,…
Lời kết
Trên đây là khái niệm về tiêu chuẩn thẩm định giá và nội dung vắn tắt của 6 tiêu chuẩn về thẩm định giá được ban hành mới nhất tại nước ta. Để biết rõ hơn về nội dung của từng tiêu chuẩn, bạn có thể truy cập vào các website chuyên pháp luật.