Tiêu chuẩn thép hình quy định kích thước, trọng lượng và đặc trưng đối với từng loại thép hình khác nhau. Vậy những loại thép đó là gì, được quy định như thế nào? Hãy cùng Nhựa Sài Gòn đi tìm kiếm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Giải nghĩa thép hình, tiêu chuẩn thép hình
Thép hình là những loại thép có hình dáng giống với những chữ cái nhất định. Vì sở hữu hình dáng độc lạ nên thép hình rất được ưa chuộng trong ngành công nghiệp xây dựng và công nghiệp nặng. Tùy vào từng công trình khác nhau mà người thi công sẽ lựa chọn những loại thép hình khác nhau.
Tiêu chuẩn thép hình là những quy định liên quan đến chất lượng, quy cách, kích thước, trọng lượng,… của thép, được pháp luật. Tiêu chuẩn này có vai trò như một khung để tiến hành đánh giá, so sánh và kiểm định chất lượng thép sau sản xuất.
Các tiêu chuẩn thép hình đang được áp dụng hiện nay
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thép hình. Chính vì vậy, các tiêu chuẩn được áp dụng cho thép hình cũng khác nhau. Hãy cùng Nhựa Sài Gòn đi tìm hiểu tiêu chuẩn thép hình đối với từng loại nhất định nhé!
Tiêu chuẩn thép hình chữ H
Đây là loại thép có hình dáng giống với chữ H, có độ cân bằng cao và khả năng chịu lực hoàn hảo. Loại thép này thường được sử dụng để làm kết cấu xây dựng nhà ở, làm các thành dầm, công trình mái hay khung cột,…
Tiêu chuẩn thép hình chữ H sẽ bao gồm các nội dung sau:
- Phân loại thép H: Thép chữ H được phân thành 3 loại dựa trên công dụng, đó là thép kết cấu thông thường, thép kết cấu hàn và thép kết cấu xây dựng. Bên trong 3 loại này lại được phân thành nhiều loại nhỏ khác và được quy định rõ ràng về giới hạn bền kéo nhỏ nhất.
- Thành phần hóa học: Mỗi loại thép chữ H có ký hiệu khác nhau sẽ được cấu tạo bởi những thành phần hóa học, phần trăm khối lượng và hàm lượng cacbon khác nhau.
- Tính chất cơ học: Đây là thông số quan trọng mà thép chữ H phải đạt được trước khi dùng trong xây dựng. Đó là các tiêu chuẩn liên quan đến giới hạn chảy, giới hạn bền kéo, độ giãn dài,…
- Tiêu chuẩn về quy cách: Kích thước của thép chữ H rất đa dạng, dao động từ 50x100mm đến 300x900mm. Ngoài kích thước, tiêu chuẩn này còn quy định về kích thước mặt cắt, diện tích mặt cắt, dung sai kích thước cho phép,…
Đối với thép hình I
Thực chất thép hình I có hình dạng tương tự như thép hình chữ H. Tuy nhiên thép hình I có độ dài thanh ngắn hơn so với thép hình chữ H. Đồng thời, khả năng chịu trọng lực và độ cân bằng cũng thấp hơn so với thép chữ H. Mặc dù vậy, vật liệu vẫn được sử dụng phổ biến trong xây dựng và sản xuất.
Đối với thép hình I, tiêu chuẩn sẽ liên quan đến các vấn đề sau:
- Phân loại thép chữ I: Cũng giống như thép chữ H, thép chữ I được phân thành thép kết cấu hàn, thép kết cấu thông thường và thép kết cấu xây dựng. Điểm khác biệt nằm ở giới hạn bền kéo của các loại thép.
- Thành phần hóa học: Đối với các loại thép hình chữ I khác nhau sẽ có thành phần hóa học, % khối lượng, hàm lượng cacbon khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu thành phần hóa học của vật liệu ở TCVN 7571-1.
- Tính chất cơ học: Tiêu chuẩn yêu cầu một số tính chất cơ học mà thép chữ I bắt buộc phải đạt được. Đó là giới hạn chảy, giới hạn bền kéo, tỷ lệ % giữa giới hạn chảy và giới hạn bền kéo,…
- Tiêu chuẩn về quy cách: Kích thước nhỏ nhất của vật liệu là 50x100mm, kích thước lớn nhất là 600x190mm. Bên cạnh đó, kích thước chiều dài tiêu chuẩn cũng được quy định là 6m, 7m, 8m, 9m, 10m, 11m, 12m, 13m, 14m, 15m.
Thép chữ U, thép chữ V
Sở dĩ có tên gọi là thép chữ U là vì mặt cắt theo chiều ngang của vật liệu có hình chữ U. Điểm nổi bật của sản phẩm là có góc với độ chính xác cao, có khả năng chịu lực vặn xoắn tốt. Vì những ưu điểm đã kể trên nên vật liệu được ứng dụng nhiều trong chế tạo, sản xuất dụng cụ nông nghiệp,…
Bên cạnh thép chữ U, thép chữ V cũng được rất nhiều người ưa chuộng. Nguyên nhân là vì vật liệu có khả năng chịu lực tốt, độ bền bỉ cao. Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng chống chọi với các tác động từ bên ngoài một cách đáng kinh ngạc. Chẳng hạn như chịu được môi trường có nhiệt độ cao, độ ẩm cao,… Đặc biệt, vật liệu có thể giữ được độ bền ngay cả khi tiếp xúc với hóa chất.
Vì sở hữu những đặc điểm nổi bật như vậy, thép chữ V là ứng cử viên sáng giá để làm đường dẫn ống, cơ khí đóng tàu, động lực và một số ứng dụng khác trong công nghiệp xây dựng.
Tiêu chuẩn đối với thép hình chữ U và thép hình chữ V đều giống với tiêu chuẩn thép hình I. Cả 3 loại vật liệu này đều có cùng những quy định về thông số, kích thước, tính chất cơ học, thành phần hóa học,…
Lời kết
Bài viết trên của Nhựa Sài Gòn chỉ là những thông tin cơ bản liên quan đến tiêu chuẩn thép hình. Nếu bạn muốn biết rõ hơn về tiêu chuẩn của từng loại thép, bạn có thể tham khảo TCVN 7571-1.