Nhiều người thường nhầm lẫn giữa tiêu chuẩn xây dựng và quy chuẩn xây dựng. Nhằm giúp bạn đọc phân biệt được 2 khái niệm này, Nhựa Sài Gòn đã tổng hợp tất tần tật các thông tin về tiêu chuẩn trong xây dựng. Vì vậy, đừng vội bỏ qua bài viết này để bổ sung những thông tin bổ ích cho bản thân nhé!
Tóm tắt nội dung
Tiêu chuẩn xây dựng là gì?
Tiêu chuẩn xây dựng là các khuyến cáo, quy định liên quan đến chuẩn mực kỹ thuật, kinh tế, các trình tự thực hiện kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ số tự nhiên khác. Tiêu chuẩn này được các cơ quan tổ chức có thẩm quyền ban hành và được công nhận để áp dụng trong hoạt động xây dựng.
Tiêu chuẩn trong xây dựng thông thường đều mang tính khuyến nghị, khuyến cáo, tự nguyện áp dụng. Khác với tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng là những yêu cầu kỹ thuật tối thiểu mà các hoạt động xây dựng phải đáp ứng được.
Do điều kiện môi trường của mỗi quốc gia khác nhau nên tiêu chuẩn trong xây dựng của mỗi nước cũng có sự khác biệt. Khi thi công các công trình xây dựng, kiến trúc, người thiết kế phải tuân theo các tiêu chuẩn tại quốc gia đó. Tại nước ta cũng đã ban hành những tiêu chuẩn xây dựng riêng nhằm đảm bảo vệ sinh, an toàn, kỹ thuật, chất lượng,…
Tiêu chuẩn trong xây dựng đem đến những lợi ích gì?
Công ty, người xây dựng đều phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn xây dựng nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động, giữ gìn cảnh quan xung quanh. Ngoài những điều đó ra, các tiêu chuẩn này còn đem đến nhiều lợi ích khác, cụ thể:
Đối với doanh nghiệp
Khi thực hiện theo các tiêu chuẩn trong xây dựng tức là doanh nghiệp đang chấp hành và tuân thủ các quy định của pháp luật. Từ đó giúp doanh nghiệp tránh khỏi những sai phạt không đáng có.
Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn xây dựng có vai trò như một công cụ tiếp thị cho các nhà sản xuất, xây dựng công trình. Bởi lẽ so với các công trình khác chưa công bố tiêu chuẩn áp dụng thì những công trình đã áp dụng tiêu chuẩn chắc chắn sẽ đáng tin và uy tín hơn trong mắt người tiêu dùng.
Khi tuân thủ theo các tiêu chuẩn, Bộ Xây dựng sẽ công bố danh sách các tổ chức, cá nhân đã tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật. Đồng thời, các sản phẩm từ tổ chức, cá nhân này sẽ có mặt trong danh sách giá vật liệu xây dựng do Bộ Xây dựng công bố vào mỗi tháng. Đây cũng được xem là một cách marketing sản phẩm hiệu quả.
Ngoài những lợi ích đã kể trên, tiêu chuẩn trong xây dựng còn thúc đẩy sự cạnh tranh công khai, minh bạch giữa các nhà xây dựng. Giúp nhà sản xuất duy trì chất lượng, tăng năng suất, giảm thiểu chất thải, tăng lợi nhuận hiệu quả.
Đối với người tiêu dùng

Các công trình đạt tiêu chuẩn trong xây dựng đều có kết cấu vững chắc, độ bền cao. Nhờ vậy mà người dùng sẽ sở hữu những công trình có độ chắc chắn và độ thẩm mỹ cao.
Bên cạnh đó, nhờ vào những tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng mà người tiêu dùng có thể dễ dàng lựa chọn được sản phẩm phù hợp với chỉ tiêu, nhu cầu của bản thân.
Đối với cơ quan nhà nước
Việc ban hành các các tiêu chuẩn trong xây dựng đã hạn chế tình trạng nhập khẩu hàng hóa kém chất lượng. Từ đó hạn chế nhập siêu, đảm bảo sự phát triển chất lượng của các doanh nghiệp trong nước.
Tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng còn tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh. Tạo cơ sở để nhà nước dễ dàng quản lý, kiểm tra, giám sát chất lượng hàng hóa.
Dựa vào đó, các cơ quan quản lý quốc gia còn có thể xây dựng cơ chế, chính sách điều tiết thị trường. Định hướng và đặt ra giải pháp cho các sản phẩm, hàng hóa, đồng thời hạn chế các sản phẩm không thích hợp.
Các tiêu chuẩn xây dựng phổ biến hiện nay
Trong công trình xây dựng hiện nay đang áp dụng các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn nghiệm thu cốt thép

Quá trình nghiệm thu cốt thép giữ vai trò khá quan trọng trong xây dựng. Trước tiên, chúng ta cần phải ổn định phần móng. Một ngôi nhà, công trình có kiên cố, chắc chắn hay không đều dựa vào phần móng này.
Sau khi đã ổn định phần móng, chúng ta sẽ chuyển sang kiểm tra cốt thép. Đảm bảo cốt thép phải đạt đúng với tiêu chuẩn đã được đề ra, không được rỉ sét. Các thanh thép và phụ không chồng lên nhau để tránh tình trạng phân bố trọng lực không đều.
Nghiệm thu thi công sơn bả
Bả mastic được sử dụng trong xây dựng nhằm tạo ra các bề mặt xây dựng mịn, có độ bám dính tốt, tăng thẩm mỹ cho không gian. Chính vì vậy, tiêu chuẩn nghiệm thu thi công sơn bả sẽ gồm các nội dung sau:
- Đảm bảo lớp bả phẳng mịn, độ dày vừa đủ.
- Trước khi tiến hành thi công sơn bả cần chà nhám bề mặt cần sơn. Việc làm này sẽ giúp tăng độ bám của sơn lên tường, đồng thời giúp tường đẹp và bền màu sơn hơn.
- Tránh thi công sơn bả trong điều kiện thời tiết 40 độ trở lên và không thi công khi tường quá khô. Yếu tố lý tưởng khi thi công sơn bả là độ ẩm của tường đạt 16%.
- Ngoài ra việc lựa chọn nguyên liệu thi công sơn bả cũng rất quan trọng.
Lời kết
Có thể thấy, tiêu chuẩn xây dựng giữ một vai trò quan trọng trong đời sống. Sự xuất hiện của tiêu chuẩn này đã giúp mái ấm con người trở nên kiên cố hơn. Đừng quên truy cập vào Nhựa Sài Gòn để đọc, tham khảo các bài viết bổ ích khác nhé!