Ngành thương mại có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nhà nước. Hiểu được điều này nên hiện nay Việt Nam đang tích cực tham gia vào các hiệp định thương mại tự do. Một trong số đó phải kể đến hiệp định TPP. Để biết rõ hơn về hiệp định này, hãy cùng Nhựa Sài Gòn đi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Tìm hiểu về hiệp định TPP

TPP là từ viết tắt của Trans-Pacific Partnership Agreement, đây là Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương. Cụ thể hơn, đây là những thỏa thuận giữa 12 nước về vấn đề thương mại tự do, với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
12 quốc gia này bao gồm Australia, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Việt Nam, Mỹ và Nhật Bản. Ngoài ra, một số quốc gia khác cũng bày tỏ sự quan tâm đến hiệp định thương mại như Colombia, Philippines, Thái Lan, Đài Loan và Hàn Quốc.
Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương được ký lần đầu vào ngày 3/6/2005 với sự tham gia của các nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore. Tháng 9/2008, Mỹ tuyên bố tham gia hiệp định. Tuy nhiên, Mỹ sẽ cùng các bên đàm phán về một hiệp định FTA hoàn toàn mới nhưng vẫn lấy tên gọi là TPP. Sau đó, các nước Australia, Peru, Việt Nam, Malaysia, Canada, Mexico và Nhật Bản lần lượt tham gia, đưa con số thành viên lên 12.
Việt Nam chính thức tham gia vào Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương vào ngày 04/02/2016 và có hiệu lực vào năm 2018.
Nội dung và đặc điểm của hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương
Rất nhiều bạn đọc thắc mắc về nội dung cũng như đặc điểm của hiệp định này. Nếu bạn cũng thuộc nhóm đối tượng trên thì hãy đọc những thông tin dưới đây để được giải đáp thắc mắc nhé!
Nội dung

Văn kiện TPP gồm 30 chương, trong đó là các vấn đề liên quan đến thương mại truyền thống ít hoặc chưa được đề cập đến ở FTA (mua sắm công, thương mại điện tử,…) và nhiều vấn đề khác. Phạm vi bao trùm của hiệp định rộng lớn, gồm nhiều lĩnh vực không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với tất cả các nước thành viên.
Mục tiêu Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương đề ra là giảm 90% các loại thuế xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên. Ngoài ra, hiệp định còn thống nhất nhiều luật lệ và quy tắc giữa các nước, thắt chặt mối quan hệ kinh tế các quốc gia, tăng cường trao đổi hàng hóa và dịch vụ.
Đặc điểm
Bởi những nội dung trên, TPP sở hữu rất nhiều đặc điểm nổi bật:
- Tiếp cận thị trường dễ và toàn diện hơn: Nhờ có hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương, các phí thuế cũng như các rào cản về xuất nhập khẩu ở các nước thành viên bị xóa bỏ. Từ đó mở ra những cơ hội và đem đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, người tiêu dùng các nước thành viên.
- Cách tiếp cận – cam kết: Khi tham gia vào hiệp định, các nước thành viên được hỗ trợ phát triển sản xuất, thương mại, tạo – hỗ trợ việc làm, nâng cao mức sống. Đồng thời còn hỗ trợ hội nhập xuyên biên giới, mở cửa thị trường trong nước.
- Đưa ra hướng giải quyết các thách thức thương mại: Hiệp định xem xét và giải quyết các vấn đề mới về thương mại. Trong đó có việc phát triển kinh tế kỹ thuật số cũng như vai trò của các nước trong nền kinh tế toàn cầu. Từ đó thúc đẩy sự đổi mới, năng suất và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.
- Toàn diện về thương mại: Hiệp định đảm bảo các quốc gia có nền kinh tế phát triển khác nhau và các doanh nghiệp có quy mô khác nhau đều nhận được lợi ích từ thương mại. Điều này được thực hiện bằng các cam kết do Hiệp định đưa ra.
- Nền tảng hội nhập khu vực: Không chỉ được xem là nền tảng cho hội nhập kinh tế khu vực mà Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương còn hướng đến những nền kinh tế khác có trong khu vực.
Những lợi ích khi tham gia TPP

Khi tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương, các quốc gia thành viên được nhận rất nhiều lợi ích, nổi bật nhất phải kể đến:
- Việc xin visa nhập cảnh vào các quốc gia thành viên khác sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết.
- Mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho người dân, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- Khi tham gia hiệp định, các quốc gia thành viên bắt buộc phải thực hiện những yêu cầu về môi trường. Nhờ vậy mà môi trường của các quốc gia này sẽ trở nên xanh – sạch hơn.
- Xuất – nhập khẩu sản phẩm, dịch vụ sang 11 nước thành viên khác với mức thuế vô cùng ưu đãi. Đây là tiềm năng lớn cho các ngành dệt may, nông sản.
- Được hỗ trợ phát triển về mọi mặt, đặc biệt là kỹ thuật và tay nghề lao động.
- Người dân trong nước được sử dụng các mặt hàng có chất lượng cao, giá thành rẻ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Lời kết
Hiệp định TPP mang đến rất nhiều lợi ích cho các nước thành viên, trong đó có Việt Nam. Là một trong những thành viên của tổ chức này, chúng ta cần tận dụng tối đa những lợi ích mang lại để phát triển nền kinh tế hơn. Hiện nay tại Nhựa Sài Gòn đang có chương trình sale thùng rác nhựa siêu bền với mức giá vô cùng hấp dẫn. Nếu bạn quan tâm thì đừng ngại ngần mà hãy ghé thăm trang web của chúng tôi nhé!