Với sự phát triển của khoa học công nghệ cùng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã tích cực thực hiện trồng trọt công nghệ cao. Bằng việc ứng dụng các công nghệ cao vào nông nghiệp, nước ta đã gặt hái rất nhiều thành tựu. Để biết rõ hơn về vấn đề này, hãy đọc những thông tin do chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Tìm hiểu về trồng trọt công nghệ cao
Hiểu một cách đơn giản, trồng trọt công nghệ cao là việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến vào trong trồng trọt. Việc làm này sẽ giúp nâng cao hiệu quả, tạo bước tiến mới về năng suất, chất lượng của sản phẩm nông nghiệp. Từ đó đáp ứng được các nhu cầu ngày càng cao của xã hội, góp phần vào sự phát triển nông nghiệp bền vững.
Với những ưu điểm tuyệt vời, trồng trọt công nghệ cao đã được áp dụng phổ biến tại Việt Nam. Một số ứng dụng thường thấy có thể kể đến công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính,…
Trồng trọt công nghệ cao có ưu và nhược điểm gì?
Việc ứng dụng công nghệ cao vào trong trồng trọt vừa đem đến những điểm đột phá, đồng thời cũng có những mặt hạn chế.
Ưu điểm
Có thể nói, trồng trọt công nghệ cao chính là xu hướng mà Việt Nam đang theo đuổi. Nguyên nhân nằm ở những lợi ích mà nền nông nghiệp này mang lại:
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giúp tiết kiệm diện tích đất một cách hiệu quả. Điều này có ý nghĩa vô cùng lớn đối với bối cảnh “tất đất tất vàng” như hiện nay.
- Giúp người nông dân tiết kiệm nước tưới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, từ đó tăng hiệu quả về kinh tế.
- Cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cây. Nhờ vậy mà năng suất và chất lượng của nông sản được nâng cao.
- Việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt sẽ giúp con người chủ động trong sản xuất, mở rộng quy mô.
- Giảm thiểu nước thất thoát trong quá trình trồng trọt và tưới tiêu, giúp bảo vệ môi trường.
- Ngăn chặn dịch bệnh, hạn chế tình trạng lây lan trên quy mô rộng.
- Có thể điều chỉnh môi trường, nhiệt độ, ánh sáng,… theo nhu cầu.
- Giảm nhân công và các chi phí khác, từ đó giá thành của nông sản giảm. Đồng thời đa dạng hóa các sản phẩm, tạo nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng.
Nhược điểm
Không ai có thể phủ định những ưu điểm do nông nghiệp công nghệ cao đem lại. Thế nhưng bên cạnh đó, nền nông nghiệp này vẫn còn một số hạn chế, chẳng hạn như:
- Chi phí đầu tư ban đầu cao.
- Yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Xem thêm các bài viết hay về công nghệ cao
- Ứng dụng nuôi cá công nghệ cao thu tiền tỷ mỗi năm
- 10 Ứng dụng chăn nuôi công nghệ cao
- [Tổng hợp] thông tin về khu công nghiệp công nghệ cao
- Tiêu chí đánh giá doanh nghiệp công nghệ cao
- Trồng rau công nghệ cao thu về 400 triệu/ha
- Quy trình nuôi tôm công nghệ cao thu trăm tỷ
Một vài ứng dụng của trồng trọt công nghệ cao
Như đã đề cập qua ở phía trên, việc ứng dụng công nghệ cao vào trong trồng trọt sẽ đem đến những lợi ích đáng kể cho con người và môi trường. Dưới đây là một số loại công nghệ tiên tiến được ứng dụng phổ biến trong trồng trọt:
Công nghệ IoT
IoT là từ viết tắt của Internet of Things, dịch ra tiếng việt là vạn vật kết nối Internet. Thông qua công nghệ này, con người có thể theo dõi chính xác và nhanh nhất các thông số như độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, lượng nước,… Từ đó người dân có thể đưa ra các quyết định trong trồng trọt một cách kịp thời.
Máy bay nông nghiệp
Máy bay nông nghiệp hay còn gọi là máy bay không người lái, đây là một xu hướng rất “hot” trong trồng trọt. Việc sử dụng công nghệ này sẽ giúp người nông dân nhận được những lợi ích sau:
- Máy bay nông nghiệp được lập trình để tưới nước, phun thuốc, bón phân. Nhờ vậy mà hạn chế được sự tiếp xúc trực tiếp của con người với các hóa chất độc hại, từ đó bảo đảm an toàn cho sức khỏe người dân.
- Hiệu suất làm việc cao, thậm chí nhiều chuyên gia còn cho rằng một chiếc máy bay nông nghiệp tương đương với 18 người làm việc. Như vậy, việc sử dụng máy bay không người lái sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho nông dân.
- Thiết bị sẽ hoạt động một cách chính xác, giảm thiểu thuốc và lượng nước lãng phí, tiết kiệm được 30% lượng phân thuốc và 90% lượng nước so với cách thông thường.
Sử dụng máy bay nông nghiệp giúp tiết kiệm thời gian và nhân lực hiệu quả
Công nghệ robot
Robot được sử dụng rất nhiều trong xu hướng trồng trọt công nghệ cao. Nguyên nhân là vì thiết bị này giúp giảm thiểu nhân lực và thời gian sản xuất. Đồng thời còn làm tăng năng suất và chất lượng của nông sản.
Phân bón vi sinh vật
Công nghệ phân bón hữu cơ vi sinh có thể xem là một sản phẩm 2 trong 1. Bởi lẽ sản phẩm vừa bổ sung chất dinh dưỡng cho đất và cây trồng, vừa đảm bảo thân thiện với môi trường.
Thực chất, phương pháp này sử dụng các vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ, từ đó tạo ra chất dinh dưỡng cung cấp cho cây. Rất dễ để nhận ra với phân bón vi sinh vật, sự ô nhiễm đất do sử dụng phân bón hóa học sẽ được giảm đáng kể.
Công nghệ sinh học
Mặc dù chỉ mới ra đời nhưng công nghệ sinh học đã gây được tiếng vang lớn bởi những lợi ích nổi bật mà nó đem lại. Một số ứng dụng phổ biến của công nghệ sinh học có thể kể đến:
- Công nghệ biến đổi gen: Với công nghệ này, con người có thể tạo ra các giống cây có những tính năng siêu việt. Chẳng hạn như có sức để kháng tốt hơn, giảm thời gian sinh trưởng, tăng năng suất,…
- Công nghệ tế bào gốc: Đúng như cái tên của nó, công nghệ này sử dụng các tế bào gốc để tạo ra các giống cây trồng mới. Các giống cây trồng này sẽ có khả năng chống chịu với môi trường khắc nghiệt tốt, khả năng sinh sản và phát triển cũng nhanh hơn.
- Công nghệ tạo đột biến: Sẽ làm xuất hiện những đột biến trong gen cây trồng. Từ đó tăng khả năng chống chịu của cây trồng đối với các loại sâu bệnh hại.
Những sản phẩm chất lượng từ trồng trọt công nghệ cao
Nắm bắt được xu hướng trồng trọt công nghệ cao, rất nhiều địa phương đã cho ra những sản phẩm có năng suất và chất lượng cao, được nhiều người săn đón. Những sản phẩm ấy vừa mang lại hiệu quả về kinh tế, vừa góp phần cải thiện đời sống con người, cụ thể:
- Khổ qua ghép gốc mướp: Khổ qua (mướp đắng) là loại thực vật này rất dễ bị bệnh. Chính vì vậy, người ta đã cho khổ qua ghép với gốc mướp nhằm tăng khả năng sinh trưởng, chống chịu với sâu bệnh.
- Giống khoai tây mới có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng đề kháng các loại bệnh mốc sương, héo rũ. Đặc biệt hơn, loại khoai tây này có thể sản xuất quanh năm.
- Dưa lưới được áp dụng công nghệ tưới tiêu hiện đại nên có năng suất và chất lượng cao. Sản phẩm còn hạn chế được sự tấn công của sâu bệnh mà không cần đến hóa chất, từ đó bảo đảm sức khỏe cho người sử dụng.
Lời kết
Trồng trọt công nghệ cao không chỉ đem đến những sản phẩm chất lượng cho con người mà còn an toàn, thân thiện với môi trường, thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển. Chúng tôi tin rằng xu hướng này sẽ giúp nông nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển trong tương lai.