Trong bối cảnh nền kinh tế đang có xu hướng hộp nhập thì thanh toán quốc tế được xem là hoạt động không thể thiếu và nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc giao thương. TTR được xem là một trong những phương thức thanh toán quốc tế phổ biến hiện nay. Vậy TTR là gì? Quy trình thanh toán TTR ra sao. Cùng Nhựa Sài Gòn tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
TTR là gì?
TTR trong tiếng Anh viết đầy đủ là Telegraphic Transfer Reimbursement, có nghĩa là chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn, được nhiều người biết đến qua phương thức thanh toán L/C.
TTR là phương thức thanh toán được áp dụng trong các thanh toán tín dụng chứng từ L/C (phương thức thanh toán có chứng từ hợp lệ).

Khi phương thức thanh toán TTR được thực hiện, tức là L/C chấp nhận thanh toán TTR thì người làm xuất nhập khẩu chỉ cần gửi những chứng từ cần thiết cho ngân hàng và sẽ được thông báo quyết toán ngay lập tức. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo rằng chứng từ bạn đưa ra phải phù hợp theo quy định của pháp luật.
Lúc này, ngân hàng sẽ phát hành công văn hoặc gọi điện trực tiếp với mục đích đòi tiền cho ngân hàng phát hành L/C. Tiền sẽ được hoàn trả trong vòng 3 ngày kể từ ngày ngân hàng nhận được điện báo. Và bộ chứng từ cần thiết sẽ được các đơn vị liên quan gửi sau.
Xem thêm: TPP và những lợi ích quan trọng với ngành xuất nhập khẩu
Quy trình thanh toán TTR
Nhờ sự nhanh chóng và tiện lợi mà phương thức thanh toán TTR đang được nhiều công ty áp dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo việc thanh toán nhanh chóng thì cần phải tuân theo đúng quy định như sau:
- Bước 1: Người bán hàng sẽ chuyển chứng từ cho người mua hàng ở nước ngoài
- Bước 2: Người mua sẽ kiểm tra lại chứng từ, nếu thấy phù hợp thì người bán sẽ tiến hành chuyển hàng hóa cho người mua
- Bước 3: Người mua kiểm tra lại hàng hóa rồi lập thủ tục chuyển tiền từ ngân hàng bên phía mình
- Bước 4: Phía ngân hàng sẽ làm thủ tục và chuyển tiền sang cho ngân hàng phía người bán
- Bước 5: Ngân hàng thanh toán tiền cho người bán

Những lưu ý khi thanh toán bằng TTR
- Đối với thanh toán bằng TTR trả sau, bên nhập khẩu chỉ cần thanh toán khi đã nhận đủ hàng kèm theo bộ chứng từ gốc và tờ khai hải quan
- Bên xuất khẩu có trách nhiệm mang bộ chứng từ gốc đi sao thành một bản khác và chủ động gửi kèm theo lệnh chuyển tiền đồng thời gửi lại cho phía ngân hàng để ngân hàng thực hiện thanh toán bằng cách chuyển khoản
- Phía bên mua cần đảm bảo có đủ số tiền trong tài khoản để có thể thanh toán theo hóa đơn thương mại
- Khi hoàn tất thủ tục thanh toán bằng TTR, cần giữ lại một lệnh chuyển tiền và điện chuyển tiền dấu mộc của phía ngân hàng kèm theo bộ chứng gốc để tránh rắc rối về sau

Mối liên hệ giữa thanh toán TT và TTR
Tuy 2 phương thức thanh toán TT và TTR khác nhau về bản chất nhưng chúng lại có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nghĩa là khi phương thức thanh toán TT hợp nhất với L/C thì sẽ cho ra 2 hình thức thanh toán là TT và TTR. Cụ thể:
TT được sử dụng trong L/C khi:
- Khi ngân hàng thông báo từ điện đòi tiền thì ngân hàng sẽ mở phương thức thanh toán tín dụng chứng từ L/C để chuyển tiền cho nhà xuất khẩu, với điều kiện là bộ chứng từ phải hợp lệ. Trong trường hợp này, nhà xuất khẩu sẽ không chọn chiết khấu bộ chứng từ.
- Ngân hàng mở phương thức thanh toán tín dụng chứng từ L/C cho ngân hàng chiết khấu sau khi nhận bộ chứng từ hợp lệ, sau đó ngân hàng chiết khấu sẽ điện đòi tiền. Trong trường hợp này, nhà xuất khẩu chọn chiết khấu truy đòi bộ chứng từ.
TT trở thành TTR khi: Ngân hàng mở phương thức thanh toán L/C cho ngân hàng chiết khấu sau khi họ nhận được điện đòi tiền từ ngân hàng chiết khấu. Thế nhưng, bộ chứng từ không yêu cầu đã tới hay chưa và nhà xuất khẩu cũng chọn chiết khấu miễn truy đòi bộ chứng từ.

Sự khác biệt giữa phương thức thanh toán TT và TTR
Xét về hình thức, thanh toán TT và TTR đều dùng điện trả tiền. Nhưng về bản chất thì đây là hai phương thức thanh toán hoàn toàn khác biệt.
Thanh toán TT | Thanh toán TTR |
|
|
Trên đây là những chia sẻ của Nhựa Sài Gòn về TTR là gì? Cũng như quy trình thanh toán TTR. Hy vọng bài viết trên sẽ mang lại những thông tin hữu ích giúp công việc của bạn được thuận lợi hơn.