Tỷ Lệ Pha NPK Với Nước? Cách Ngâm NPK Tưới Cây

NPK là một trong các loại phân bón được bà con nông dân sử dụng rất nhiều để chăm sóc nhiều giống cây trồng khác nhau. Nhưng không phải ai cũng biết rõ về cách sử dụng của nó. Ví dụ như tỷ lệ pha NPK với nước như thế nào? Cách ngâm NPK tưới cây ra sao? Nhựa Sài Gòn sẽ giải đáp rõ ràng những thông tin này qua bài viết dưới đây!

Tóm tắt nội dung

Các yếu tố ảnh hưởng tới liều lượng, tỉ lệ pha NPK với nước

Liều lượng, tỷ lệ pha phân NPK phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại cây trồng, độ tuổi, đường kính tán, đất canh tác, thời vụ, tình trạng cây…

Cây trồng – độ tuổi

Hàm lượng sử dụng phân bón NPK ở mỗi loại cây trồng và độ tuổi của cây là khác nhau. 

Ví dụ: So sánh hàm lượng NPK nguyên chất ở cây có múi sầu riêng và cây nhãn trong 3 năm đầu tiên (giai đoạn kiến thiết cơ bản).

Tuổi cây Đạm (N) nguyên chất (g/cây) Lân (P2O5) nguyên chất (g/cây) Kali (K2O) nguyên chất (g/cây)
  Sầu riêng Nhãn Sầu riêng Nhãn Sầu riêng Nhãn
1 200 – 300 70 – 80 100 – 200 140 – 150 100 – 200 100 – 120
2 300 – 450 140 200 – 300 180 200 – 300 120
3 450 – 600 230 300 – 400 210 – 220 350 – 500 210

Đường kính tán

Liều lượng, tỉ lệ pha NPK cũng phụ thuộc vào độ rộng của đường kính tán. Đường kính tán càng rộng thì lượng phân sử dụng càng nhiều.

  • Cây con, chưa có tán: bón cách gốc khoảng 15-20cm
  • Cây phát triển hơn 1 năm: Bón xung quanh đường kính tán
  • Cây lâu năm, đã giáp tán:  rải phân ở bề mặt tán cây che phủ (trừ khu vực gần gốc cây 10-20 cm)

Xem thêm:

Tỷ lệ pha NPK với nước

Đất canh tác

  • Đất phèn: Đất nghèo chất dinh dưỡng nên bà con cần bón nhiều NPK lân để bù đi lượng lân bị kết tủa, kết hợp với phân hữu cơ.
  • Đất phù sa: Sử dụng ít phân bón hơn bởi đất đã giàu dinh dưỡng
  • Đất cát: Đất giữ dinh dưỡng kém nên bà con cần sử dụng NPK đạm và kali cao để bù đi lượng phân đã thất thoát. Ngoài ra, bà con cần bón nhiều hữu cơ để giữ cho phân bón tốt hơn.

Thời tiết/mùa vụ

  • Mùa nắng: Bón phân NPK đạm cao hoặc có thể bổ sung qua lá để trừ đi lượng đạm bay hơi trong điều kiện nắng nóng. Tỷ lệ pha NPK với nước sẽ loãng hơn, nghĩa là 1kg NPK pha với lượng nước nhiều hơn để cung cấp đủ nước cho cây trong điều kiện nắng nóng.
  • Mùa mưa: Thời điểm này cây dễ xuất hiện nấm bệnh nên bà con hãy sử dụng phân NPK đạm thấp, bổ sung Canxi và chia nhỏ lượng phân trong mỗi lần sử dụng. Vào mùa mưa, hàm lượng nước trong đất cao nên bà con có thể pha phân NPK với lượng nước ít hơn.

Tình trạng cây

  • Giai đoạn phục hồi, nuôi trái lớn… cần tăng lượng phân NPK
  • Cây suy yếu: bón ít nhưng chia thành nhiều lần
  • Cây có dấu hiệu bệnh: không bón phân
  • Cây phát triển mạnh: giảm lượng phân NPK
  • Lá quá xanh và dày thì có thể giảm lượng đạm

Tỷ lệ pha NPK với nước

1kg NPK pha bao nhiêu lít nước?

Nhiều bà con thắc mắc về việc nên pha 1kg NPK với bao nhiêu lít nước là tốt nhất? Tùy vào từng tình trạng của cây, giống cây và thời điểm sử dụng mà liều lượng sử dụng phân bón NPK sẽ khác nhau. Vì thế, bà con cần tìm hiểu kỹ để sử dụng cho đúng cách để đạt hiệu quả, năng suất tốt nhất.

Cụ thể như phân NPK đầu trâu 20-20-15 (1kg – 50kg) là dạng phân bón 3 màu cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây trồng, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Ngoài ra, tăng cường việc chống chịu sâu bệnh, giúp cây khỏe mạnh và tăng năng suất.

Tỷ lệ pha 1kg NPK với bao nhiêu lít nước tùy theo từng loại cây trồng, cụ thể như sau:

Rau màu

Bà con nên sử dụng 20 gram phân NPK pha với 1 lít nước. Sau đó hòa đều phân bón để hình thành dung dịch và tưới đều cho rau. Với 1kg phân bón NPK thì bạn có thể pha ước chừng với 50 lít nước để  pha chia làm nhiều lần sử dụng hoặc dùng cho diện tích vườn rau rộng.

Cây ăn quả – cây công nghiệp

Bà con nên sử dụng 100 gram phân bón NPK pha với 1 lít nước để thành hỗn hợp dung dịch và tưới đều vào gốc cây. Tương ứng như vậy thì 1kg phân sẽ cần pha với 10 lít nước để thành hỗn hợp dung dịch tưới cho cây ăn quả, cây công nghiệp. Sử dụng khối lượng lớn dung dịch phân bón tưới cho vườn rộng hoặc chia làm nhiều lần.

Tỷ lệ pha NPK với nước

Hướng dẫn cách ngâm NPK tưới cây

Phân NPK 3 màu gồm có lân, đạm, kali sử dụng ngâm để tưới cây. Bạn cần chuẩn bị thùng nước 8-10 lít nước để tiến hành ngâm khoảng 1kg phân bón NPK sử dụng nhiều. 

Chuẩn bị thùng chứa đầy nước, cho phân từ từ vào trong thùng để tan từ từ. Theo chia sẻ từ các chuyên gia thì nên rắc phân vào từ từ trong thùng nước thay vì đổ ào vào cùng một lúc.

Trên thực tế, khi bón phân NPK, người dân thường ngâm trong thùng đồ sạch hoặc thùng phi đều được. Sau khi ngâm được phân hòa tan vào trong nước thì bà con nên dùng ngay, không nên để lâu quá mà không có đậy kín nắp thùng làm giảm bớt đi lượng chất đạm bên trong.

Trong quá trình sử dụng phân bón NPK ngâm nước thì tưới cho cây trực tiếp thì cây hoàn toàn hấp thụ được. Dinh dưỡng phải được hòa tan với nước dạng dung dịch thì cây mới hấp thụ được.

Chú ý khi bón có nước, nếu khô quá thì không tốt đối với cây hấp thụ nhanh và hỗ trợ phát huy hiệu quả. Lượng dung dịch sau khi ngâm phân NPK với nước thì bà con nên pha thêm với nước cho loãng hơn để sử dụng. Tránh việc tưới lượng dung lịch đặc khiến cây ngộ độc chất dinh dưỡng hoặc có vấn đề bất thường.

Trên đây là hướng dẫn về tỷ lệ pha NPK với nước sao cho hiệu quả! Số liệu trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy vào điều kiện canh tác sẽ có tỷ lệ pha phân NPK khác nhau. Để bảo quản phân NPK tốt hơn, quý khách hàng cũng có thể sử dụng pallet nhựa, liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn thông tin về pallet nhựa là gì? Cách dùng ra sao nhé!