Vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn luôn là vấn đề nóng hổi trong cuộc sống. Trong bài viết này, Nhựa Sài Gòn sẽ cùng bạn tìm hiểu vệ sinh an toàn thực phẩm là gì, thực trạng của vấn đề này hiện nay, hậu quả và giải pháp khắc phục.
Tóm tắt nội dung
Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?
Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm là giữ cho thực phẩm sạch sẽ, không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc.
Đây là trách nhiệm của bất kỳ cơ sở nào đang sản xuất hoặc kinh doanh thực phẩm: thức ăn, thức uống… Nếu không nghiêm túc thực hiện hoặc vi phạm thì người đó sẽ bị xử phạt hành chính hàng triệu đồng. Hoặc phạt hình sự trong trường hợp gây ra tổn hại sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng.
Thực trạng hiện nay trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
Ở thời đại hiện nay, việc dùng phụ gia, các chất bảo quản cho thực phẩm ngày càng nhiều. Lượng thực nhập khẩu tăng cao. Tràn lan các cơ sở cung cấp thịt sống không rõ nguồn gốc, không qua kiểm duyệt.
Trong trồng trọt, nhiều nông dân tự do sử dụng các chất sinh trưởng, chất bảo vệ thực vật: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ…
Việc bảo quản thực phẩm không đúng cách, không đúng quy trình khiến cho nấm và vi khuẩn sinh sôi, tạo ra nhiều mầm bệnh nguy hại cho hệ tiêu hóa và đường ruột.
Không những thế, khi cơ thể tích lũy nhiều bệnh mãn tính và chất độc hại thì khả năng bệnh nhân mắc bệnh ung thư hay càng cao. Ảnh hưởng chức năng sinh sản và phát triển của cả nam và nữ giới.
Hậu quả nguy hiểm của việc không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Như đã đề cập, vệ sinh an toàn thực phẩm rất quan trọng đối với đời sống con người. Dưới đây là 4 hậu quả lớn nhất mà chúng ta sẽ phải chịu nếu như có lối sống không an toàn, không vệ sinh.
1. Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi là trúng độc, trúng thực. Đây là tình trạng bệnh nhân ăn phải những loại thực phẩm bẩn, có nhiều vi khuẩn. Vi khuẩn len lỏi trong thức ăn chín và thức sống, ví dụ như:
-
Vi khuẩn Salmonella
-
Vi khuẩn Staphylococcus
-
Vi khuẩn Clostridium botulinum
-
Vi nấm Aflatoxin
-
Virus viêm gan A
-
Các loại giun sán
-
Các loại kim loại trong thực phẩm: asen, chì, thủy ngân, selenium
-
Các chất phụ gia, chất bảo quản không đúng liều lượng và cách dùng
2. Ảnh hưởng sức khỏe
Nếu trẻ em liên tục nạp vào cơ thể nguồn thực phẩm bẩn hay thực phẩm nhiễm kim loại. Bé chắc chắn sẽ không thể phát triển toàn diện như người bình thường: chiều cao thấp, còi xương, suy dinh dưỡng… Sức đề kháng cũng suy giảm, cơ địa yếu, dễ mắc bệnh vặt.
3. Nguy cơ ung thư cao
Thực phẩm bẩn có thể gây ra các loại ung thư như:
-
Ung thư dạ dày – thực quản
-
Ung thư đại trực tràng
-
Ung thư gan
-
Ung thư tủy
-
Ung thư vòm họng
4. Rút ngắn tuổi thọ
Dĩ nhiên khi trải qua nhiều cơn bạo bệnh do thực phẩm bẩn gây ra. Bạn sẽ có sức khỏe kém hơn, tuổi thọ suy giảm. Chức năng sinh lý, thể chất và tinh thần đều thay đổi theo chiều hướng tiêu cực.
Vấn nạn mất vệ sinh an toàn thực phẩm là nguyên nhân hàng đầu khiến cho tuổi thọ của người dân trong những năm gần đây giảm mạnh so với nhiều năm trước.
Giải pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm
Sau khi biết được những hậu quả nguy hiểm của vệ sinh an toàn thực phẩm là gì chắc hẳn bạn cũng lo lắng tìm cách khắc phục.
1. Lựa chọn thực phẩm sạch
Nên chọn thịt cá…tươi, không qua đông lạnh. Không mua thực phẩm được bày bán ở những nơi ô nhiễm, mất vệ sinh như: bày bán dưới lòng lề đường, sạp bán không che đậy, khu vực có nhiều cống rãnh…
2. Ăn chín uống sôi
Chúng ta không thể kiểm soát hết tất cả loại thực phẩm khi mua. Không thể biết người bán có sử dụng thuốc sinh trưởng, chất bảo quản, thực phẩm đông lạnh hay không. Vậy nên khi chế biến món ăn, hãy ưu tiên những phương pháp nấu có nhiệt độ cao để diệt hết vi khuẩn.
Nước uống đun sôi để nguội. Sử dụng đá lạnh ở nhà, không nên mua nước đá ở ngoài hàng vì có thể đá làm từ nước bẩn.
3. Giữ gìn vệ sinh cá nhân
-
Vệ sinh cơ thể thường xuyên.
-
Sử dụng các loại sữa tắm, sữa rửa tay có tính diệt khuẩn.
-
Luôn rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh xong.
4. Bảo quản, cất trữ thực phẩm đúng cách
Bảo quản thức ăn không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi.
-
Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp: tùy từng loại thức ăn mà nên để ở một ngăn lạnh riêng biệt.
-
Sử dụng hộp chuyên dụng: ưu tiên dùng những loại hộp giữ nhiệt, hộp nhựa cao cấp để đảm bảo thực phẩm luôn tươi sống.
-
Không chứa quá nhiều thức ăn trong tủ lạnh.
-
Sắp xếp thực phẩm ở vị trí hợp lý để nhiệt độ phân bổ đều.
-
Không trữ thức ăn quá lâu.
-
Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh.
- Dọn dẹp, phân loại rác thải sinh học với thùng rác nhựa đảm bảo vệ sinh.
Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, việc dọn dẹp quanh khu bếp hay các khu vực gia đình, khu chợ công cộng,…cũng rất quan trọng. Hãy hành động bằng cách bỏ rác vào thùng rác có nắp đậy để giữ gìn vệ sinh nhà cửa, bếp núc và khu vực đông dân cư.