Vệ Sinh Môi Trường Bệnh Viện Sạch Hơn, An Toàn Hơn

Môi trường bệnh viện là một môi trường nhạy cảm và đặc thù, nếu không vệ sinh cẩn thận sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và môi trường trong bệnh viện. Vì thế, vệ sinh môi trường bệnh viện là một điều cần thiết, nó đang vai trò quan trọng để giảm tình trạng vi khuẩn lây lan, mang đến một môi trường thoáng mát, sạch sẽ và đảm bảo an toàn.

Tóm tắt nội dung

Mục đích vệ sinh môi trường bệnh viện

Bệnh viện là nơi tập trung nhiều vi khuẩn nguy hại, dễ lây lan và tạo nên nhiều nguồn bệnh dịch nguy hiểm cho người và môi trường. Chính vì thế mà chúng ta cần vệ sinh bệnh viện sạch sẽ nhằm:

  • Tránh lây lan dịch bệnh: Vệ sinh môi trường bệnh viện sạch sẽ giúp tránh lây nhiễm chéo từ người bệnh sang người nhà bệnh nhân hay các y bác sĩ… Giảm thiểu tình trạng phát bệnh, nhiễm bệnh mới tại bệnh viện.
  • Giúp bệnh nhân nhanh chóng khỏi bệnh: Một môi trường chữa bệnh trong lành, thoáng mát giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe nhanh hơn. Đặc biệt, đối với những người bệnh mới làm phẫu thuật, không khí trong lành sẽ thúc đẩy quá trình hồi sức, giúp bệnh nhân khỏe hơn.
  • Tránh lây lan ra bên ngoài bệnh viện: Mọi vấn đề về xử lý chất thải bẩn hay nguồn nước trong bệnh viện theo quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn cũng giúp cho môi trường dân cư sống gần bệnh viện không bị ảnh hưởng.
  • Tránh nhiễm khuẩn bệnh viện: Vệ sinh môi trường bệnh viện còn giúp bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, các y bác sĩ của bệnh viện tránh nhiễm khuẩn.

vệ sinh môi trường bệnh viện

Vệ sinh môi trường bệnh viện bao gồm những gì?

Vệ sinh phòng bệnh

  • Lau chùi cửa kính, cửa ra vào, cửa chớp, đèn quạt, quét màng nhện, cọ chân tường 1 tuần 1 lần và những lúc cần.
  • Phơi đệm và ruột gối dưới ánh nắng trong 1 giờ sau khi bệnh nhân ra viện
  • Khử khuẩn giường bệnh 
  • Nhà vệ sinh, phòng tắm, phòng rửa nước làm sạch hàng ngày
  • Đổ chất thải sau khi người bệnh dùng vào đúng nơi quy định, chất thải có nguy cơ lây nhiễm cần phải khử khuẩn trước khi đổ

Vệ sinh phòng mổ

  • Thu dọn những vật dụng đã dùng ra khỏi phòng, để riêng vào từng túi: rác, y tế, áo mổ, khăn trải
  • Đổ rửa sạch các bình hút, thùng rác
  • Lau bằng dung dịch sát khuẩn bàn mổ, đèn mổ, xe để dụng cụ, ghế, máy đốt, máy út, máy gây mê. Sau đó lau khô lại bằng khăn sạch.
  • Lau nền bằng dung dịch khử khuẩn
  • Sắp xếp các dụng cụ ngăn nắp theo nơi quy định
  • Khóa cửa phòng mổ nếu không sử dụng nữa
  • Cuối ngày cọ rửa dép với nước sạch, xà bông, lau khô và xếp vào nơi quy định

vệ sinh môi trường bệnh viện

Vệ sinh hành lang bệnh viện

  • Hút bụi
  • Quét trần nhà, lau đèn
  • Cọ rửa hành lang
  • Lau cửa kính, tường men

Vệ sinh nhà bếp

  • Vệ sinh bàn ăn, bàn chế biến thức ăn, nền nhà: Lau 2 lần/ngày với dung dịch khử khuẩn. Sau đó lau khô lại bằng khăn sạch
  • Vệ sinh khay ăn
  • Vệ sinh xe đẩy trước và sau khi phân phối thức ăn

Vệ sinh môi trường ngoại cảnh bệnh viện

  • Nhân viên thu gom cần mang đồ bảo hộ
  • Tiến hành thu gom rác và làm vệ sinh theo định kỳ
  • Không dùng tay trần khi thu gom rác
  • Dùng bao rác đúng màu theo quy định

>>Xem thêm:

vệ sinh môi trường bệnh viện

Những ai tham gia vệ sinh môi trường bệnh viện?

Việc vệ sinh môi trường bệnh viện không phải là chuyện riêng của một cá nhân hay tổ chức nào. Mà vệ sinh môi trường bệnh viện cần có sự chung tay, góp sức của cả bệnh viện, người bệnh và người nhà bệnh viện.

Đội ngũ y bác sĩ tại bệnh viện

Đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện ngoài việc được trang bị đầy đủ các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp thì cần được cung cấp các kiến thức về bảo vệ môi trường chung. Vì vậy, họ là những người có trách nhiệm đi đầu trong việc đảm bảo tốt nhất vấn đề vệ sinh môi trường bệnh viện.

Bác sĩ, y tá có thể nhắc nhở, tuyên truyền bệnh nhân thực hiện đúng quy định vệ sinh môi trường bệnh viện. Ví dụ, các bác sĩ có thể hướng dẫn bệnh nhân về cách phân loại rác và bỏ rác vào thùng theo từng loại.

Đội ngũ nhân viên vệ sinh

Hiện nay, mỗi bệnh viện sẽ đều có đội ngũ nhân viên vệ sinh riêng. Yêu cầu đặt ra với nhân viên vệ sinh là phải nghiêm ngặt hơn trong việc vệ sinh, thường xuyên quan sát, quét dọn, tránh tình trạng rác ứ đọng, để lâu. 

Mỗi nhân viên cần chủ động trong công việc, thực hiện vệ sinh theo quy trình để đảm bảo không bỏ sót khu vực cần vệ sinh nào.

vệ sinh môi trường bệnh viện

Người bệnh

Tại bệnh viện, có không ít bệnh nhân còn thiếu ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh chung của bệnh viện. Mọi người có tâm lý đến chữa bệnh, hưởng dịch vụ chăm sóc của bệnh viện nên không cần phải có trách nhiệm giữ vệ sinh.

Bệnh hân chưa biết cách phân loại rác, thường để chung tất cả các loại rác vào chung 1 thùng cho tiện. Ngoài ra, thói quen xả rác bừa bãi cũng tồn tại ở một số ít cá nhân. Khu vực như giường bệnh, phòng bệnh vẫn còn tình trạng bừa bộn, ẩm thấp… bệnh nhân ít chủ động dọn dẹp.

Để giữ vệ sinh chung cho bệnh viện, mỗi bệnh nhân cần có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh như phân loại rác, bỏ rác đúng nơi quy định. Đồng thời, hãy bắt đầu bằng việc dọn dẹp giường bệnh, ga gối của cá nhân cho sạch sẽ, tránh ẩm mốc, ngăn chặn vi khuẩn cư trú.

Người nhà bệnh nhân

Khi một người đến bệnh viện nằm điều trị thì sẽ có ít nhất 1 người nhà đi cùng. Điều này càng khó khăn trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường bệnh viện. Mặc dù, thùng rác được bố trí nhiều nơi, được tuyên truyền về giữ vệ sinh chung, nhưng người nhà bệnh nhân vẫn thiếu ý thức và mặc nhiên xả rác bừa bãi.

Vì một môi trường bệnh viện xanh – sạch – đẹp, an toàn, mỗi người nhà bệnh nhân nên học cách vứt rác đúng chỗ, thực hiện đúng quy định của bệnh viện và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của chung.