Chất Diệp Lục Là Gì? Vì Sao Lá Cây Có Màu Xanh Lục?

Vì sao lá cây có màu xanh lục? Tưởng chừng đây là câu hỏi rất đơn giản, nhưng để giải thích tại sao lá cây có màu xanh thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là một số thông tin giải thích vì sao lá cây có màu xanh, Nhựa Sài Gòn xin chia sẻ tới bạn để tham khảo.

Tóm tắt nội dung

Giải thích vì sao lá cây có màu xanh lục

Bạn nhìn thấy lá cây có màu xanh lục vì sự có mặt của chất diệp lục trong lục lạp, đây là thành phần ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng quang hợp của cây. 

Có thể bạn chưa biết, trong 1mm2 có đến nửa triệu lục lạp và có không dưới 10 lục lạp trong mỗi tế bào lá. Diệp lục ở trong lục lạp, có nghĩa là số lục lạp bao nhiêu thì diệp lục trong lá có bấy nhiêu.  

Các chất khác có trong lá còn có màu vàng, đỏ, cam, nhưng chiếm tỉ lệ nhiều nhất vẫn là màu xanh lục.

vì sao lá cây có màu xanh lục

Chất diệp lục khi quang hợp sẽ hấp thụ ánh nắng mặt trời tạo ra sản phẩm hữu cơ, ánh sáng được hấp thụ mạnh nhất sẽ nằm trong vùng màu hồng đỏ và xanh tím, còn đối với màu xanh sẽ được hấp thụ rất ít và bị phản chiếu lại khiến mắt ta nhìn thấy lá có màu xanh.

Chất diệp lục là gì? 

Chất diệp lục là sắc tố quang tổng hợp màu xanh lá cây có ở thực vật, tảo, vi khuẩn lam. Từ “diệp” là lá, “lục” là xanh. 

Thực vật sử dụng chất diệp lục và ánh sáng mặt trời để lấy chất dinh dưỡng và trao đổi chất ở cây. 

Một trong những cách chính để bổ sung chất diệp lục trong chế độ ăn uống là ăn các loại rau xanh. Lợi ích của chất diệp lục có trong trau xanh rất tốt đối với cơ thể con người. Nó giúp tăng oxy trong cơ thể, tăng cường sản xuất máu, có tác dụng đối với nhiều bệnh khác nhau như mất ngủ, viêm xoang, sỏi thận, ung thư…

vì sao lá cây có màu xanh lục

Tại sao chất diệp lục lại có màu xanh?

Để biết vì sao chất diệp lục lại có màu xanh, ta cần tìm hiểu thêm về vật lý quang phổ. Màu sắc mà mắt thường ta nhìn thấy được chính là màu các chất, vật thể ngoại quan không hấp thu được.

Ánh sáng trắng có trong tia sáng mặt trời phát ra, về cơ bản sẽ có 7 màu. Các màu này được phân biệt rõ nhất khi cầu vồng sau mưa: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. 

Chất diệp lục có màu xanh là do nó hấp thụ các tia sáng có màu đỏ, xanh tím… và không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. Do đó, màu xanh phản chiếu lại mắt ta khiến chúng ta thấy lá cây có màu xanh.

Nếu chúng ta chiếu chất diệp lục của lá cây bằng một nguồn sáng màu đỏ, chất này sẽ thu nhận các tia màu đỏ, nhưng vì không có tia sáng màu xanh lục để phản chiếu lại, kết quả ta nhìn vào lá cây chỉ thấy một màu đen sì… Vì vậy, ta có thể kết luận lại rằng lá cây có màu xanh là do chất diệp lục trong lá cây.

tại sao chất diệp lục có màu xanh

Những loài cây không có lá màu xanh lục

Thông thường ta sẽ thấy lá cây có màu xanh, tuy nhiên không phải tất cả các loài cây sẽ có lá màu xanh. Một số loài cây không có lá màu xanh lục như:

Rong biển đỏ

Để hấp thụ tốt ánh sáng xanh, một số loài rong biển có lá màu nâu hoặc màu đỏ, bởi vì ánh sáng đỏ khó xuyên qua nước biển. Vì thế, ở vùng nước nông ta sẽ thấy rong biển có màu xanh, nhưng khi đến vùng nước sâu thì ta lại thấy rong biển chuyển dần sang màu nâu hoặc đỏ.

vì sao lá cây có màu xanh lục
Rong biển đỏ

Cây thu hải đường

Điểm đặc biệt của loài cây thu hải đường là là của mặt trên và dưới khác nhau: mặt trên lá xanh, mặt dưới màu nâu đỏ. Vì sao lại có sự lạ lùng như vậy? Đơn giản là do đặc tính loài cây này ưa tối, nên chỉ có mặt trên của nó ngửa lên hứng được tia nắng chiếu vào. Và ngược lại, mặt dưới úp xuống, ánh sáng sẽ không thể nào chiếu rọi đến được.

cây thu hải đường
Cây thu hải đường

Cây rau dền

Nếu như những loại cây khác, chất diệp lục sẽ chiếm tối đa thì ở cây rau dền anthocyanin lại chiếm phần nhiều hơn. Anthocyanin là một hợp chất màu đỏ và rất dễ tan trong nước nóng. Để chứng minh được chất diệp lục có trong cây rau dền, người ta cho lá của cây rau dền vào nước nóng, chỉ trong vài phút lá cây sẽ chuyển dần từ đỏ sang xanh.

cây rau dền
Cây rau dền

Như vậy, qua bài viết trên bạn đã có thể giải thích tại sao lá cây có màu xanh lục rồi phải không nào. Hi vọng thông qua nội dung bài viết, phần nào sẽ giúp bạn có thêm nguồn kiến thức hữu ích về thế giới xung quanh ta.