Có thể gọi “Môi Trường” là “Sao hạng A” vì chủ đề này chưa bao giờ hết hot. Những vấn đề về xử lý rác thải nhựa luôn làm đau đầu các nhà môi trường học trên khắp thế giới. Mặc dù đây là chủ đề luôn được bàn luận sôi nổi nhưng Nhựa Sài Gòn tin chắc là vẫn còn những điều thú vị về việc xử lý rác thải nhựa mà chắc hẳn bạn chưa biết đấy.
Tóm tắt nội dung
Sự thật về nhựa và vấn đề xử lý rác thải nhựa
Thông thường, chúng ta nghe qua và biết đến việc tái chế nhựa là hình thức làm ra một sản phẩm mới từ các vật liệu nhựa đã qua sử dụng. Tuy nhiên, việc xử lý rác thải nhựa thực chất phức tạp hơn rất nhiều.
Hầu hết nhựa ở sông, biển đến từ Châu Á
Theo ước tính, có đến 1,15 tới 2,41 triệu tấn rác thải nhựa được xả xuống biển mỗi năm. Đặc biệt là ở Châu Á, nơi có mật độ dân cư sống ven biển dày đặc.
Tình trạng ô nhiễm nước do rác thải nhựa trở nên nghiêm trọng hơn khi đại dịch Covid-19 xuất hiện và bùng phát, cản trở việc đi lại của người dân, khiến nhu cầu sử dụng sản phẩm nhựa được đẩy cao hơn nữa.
Xem thệm:
- Máy xử lý rác hữu cơ có thật sự tốt hay không?
- Máy xử lý rác hữu cơ có thật sự tốt hay không?
- Xử lý rác thải điện tử là nhiệm vụ của mọi người
Cốc cà phê mang đi và các loại bao bì,… không thể hoàn toàn được tái chế
Nếu bạn nghĩ vứt ly cà phê sau khi uống xong vào thùng rác là chúng có thể được mang đi tái chế thì điều đó chỉ đúng 50% thôi vì không phải cốc cà phê dùng 1 lần nào cũng có thể được tái chế.
Với các loại ly giấy, bên trong sẽ có một lớp nhựa mỏng được làm từ nhựa PP để giữ cho chất lỏng không thấm ra ngoài, đồng thời giữ cho thức uống nóng không bị nguội quá nhanh. Điều này chỉ hữu ích khi bạn sử dụng chiếc cốc và sau khi bạn vứt nó vào thùng rác sẽ là một chuỗi những vấn đề khác xảy ra.
Vì có các chất liệu khác nhau nên chiếc cốc sẽ không thể được tái chế khi các vật liệu được tách ra và điều này không thể đòi hỏi chúng ta làm một cách thủ công được mà phải cần có máy móc đặc biệt chuyên dụng.
Nguồn rác thải nhựa lớn nhất ở đại dương xuất phát từ các dụng cụ đánh bắt cá
Bên cạnh rác thải do sinh hoạt thì các công cụ đánh bắt cá là một trong những nguyên nhân nghiêm trọng gây nên sự ô nhiễm rác nhựa ở sông, suối, biển,… Có tới hàng nghìn tấn rác thải ra mỗi năm ở đất liền thì có một lượng nhựa không nhỏ từ lưới đánh cá, dây câu, dây thừng,… bị vứt trên biển.
Những con số khủng về nhựa và xử lý rác thải nhựa
19 000 (tấn)
Đại dương là nơi sẽ hứng chịu những hậu quả do rác thải nhựa gây ra và 19.000 tấn rác nhựa là con số mà người dân Việt Nam thải ra mỗi ngày.
Đúng vậy, bạn không đọc nhầm đâu, trung bình một ngày, mỗi người Việt Nam chúng ta thải ra 1,2 kg rác, nếu dân số Việt Nam được làm tròn 100 triệu người thì lượng rác lên đến 120.000 tấn. Trong đó, rác nhựa chiếm 16%, đồng nghĩa với việc chúng ta thải ra xấp xỉ 19.000 tấn rác mỗi ngày.
20 – 500 (năm)
Đây là số năm phải mất để có thể phân huỷ được các loại rác thải nhựa. Đa số các đồ dùng sử dụng một lần được làm từ chất liệu nhựa, có thể tái chế được nhưng đối những vật dụng nhựa có kết cấu dày sẽ khiến việc tái chế trở nên khó khăn hơn hoặc thậm chí là không thể xử lý được.
Rác thải nhựa tuỳ vào cấu trúc của chất liệu và các yếu tố môi trường khác, quá trình phân huỷ có thể mất từ 20 đến 500 năm, thậm chí có những loại rác nhựa nằm sâu trong một bãi rác sẽ tốn tận 1000 năm để “biến mất”.
Quy trình để xử lý rác thải nhựa
Chúng ta có thể chỉ mất 1 giây để vứt một chiếc cốc nhựa, hay một chiếc ống hút nhưng bạn có biết để xử lý các loại nhựa thải phải tốn rất nhiều thời gian và qua nhiều công đoạn.
Bước 1: Thu gom và phân phối đến các nhà máy tái chế
Bước đầu tiên trong quá trình xử lý rác thải nhựa là thu gom các sản phẩm đã qua sử dụng từ khắp nơi và phân phối về các nhà máy để tiếp tục quá trình tái chế.
Bước 2: Sắp xếp và phân loại
Có rất đa dạng các loại nhựa khác nhau, vì vậy, cần phân loại chung theo các ký hiệu tái chế để dễ nhận biết và phân biệt.
Bước 3: Rửa sạch
Đây được xem là công đoạn quan trọng nhất vì cần loại bỏ các tạp chất bám trên nhựa, nếu không có thể cản trở các quá trình xử lý tiếp theo.
Bước 4: Nghiền nát
Tiếp theo, các vật liệu nhựa này sẽ được cho vào các thiết bị nghiền để có thể dễ nung nóng hơn. Đối với những miếng nhựa nhỏ sau khi nghiền, có thể tuỳ thuộc vào tính chất và chất lượng mà có thể được xử lý rác thải nhựa ở những khâu tiếp theo để tái sử dụng.
Bước 5: Phân loại và tái chế
Các hạt nhựa đã nghiền sẽ được kiểm tra và phân loại theo chất lượng bằng phương pháp . Với các mảnh nhựa dày và vẫn đảm bảo được khả năng tái sử dụng có thể được đưa đến khâu kế tiếp.
Đây cũng là bước mà các hạt nhựa vụn được chuyển đổi thành các sản phẩm có thể sử dụng được cho các nhà máy sản xuất.
Bước 6: Khử trùng và phân phối các sản phẩm đã tái chế
Bước cuối cùng trong quá trình xử lý rác thải nhựa là khử trùng để đưa sản phẩm sau khi tái chế đến tay người tiêu dùng.
Kết luận:
Hiện nay, việc sử dụng các loại thùng rác ngoài trời với những thiết kế lạ mắt để thu hút và nâng cao ý thức của mọi người về việc bỏ rác đúng nơi cũng là điều hết sức cần thiết. Có thể tham khảo các sản phẩm thùng rác, pallet nhựa tại: https://nhuasaigon.com.vn/. Hy vọng bài viết trên có thể cho bạn những kiến thức mới mẻ về việc xử lý rác thải nhựa nhé!