Xuất Khẩu Gạo Sang EU Tăng Mạnh Trong 4 Tháng Đầu

2 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gạo sang EU tăng 4 lần, trong đó thị trường Italy có mức tăng trưởng ấn tượng là 26 lần. Từ đây cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam đang tận dụng tốt cơ hội từ EVFTA và nhu cầu thị trường.

How Its Made Factory GIF

Tóm tắt nội dung

Xuất khẩu gạo sang EU tăng mạnh gấp 4 lần

Năm 2021, dù chịu ảnh hưởng nhiều của dịch Covid 19, lượng gạo của Việt Nam xuất khẩu sang EU đạt 60.000 tấn, trị giá 41 triệu USD, tăng gần 1% về lượng và tăng hơn 20% về giá trị so với năm 2020. Trong đó, một số giống gạo đặc sản của Việt Nam như ST24 và ST25 lần đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường EU. Đây được coi là dòng gạo thơm mà Việt Nam đang có thế mạnh để phát triển.

2 tháng đầu năm 2022 ghi nhận con số xuất khẩu sang thị trường EU hơn 15.500 tấn gạo, thu về 11,7 triệu USD, tăng gần 4 lần về lượng và tăng 4,3 lần về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Trong thị trường EU, Italy dẫn đầu về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam khi tăng 26 lần so với cùng kỳ năm 2021. Bên cạnh đó, còn có một số thị trường chủ lực khác như Đức, Pháp, Hà Lan…

xuất khẩu gạo sang eu

Điểm đáng chú ý trong 2 tháng đầu năm, giá xuất khẩu gạo bình quân của cả nước giảm 12,1% xuống còn 469 USD/tấn nhưng giá xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU tăng 9% lên 755 USD/tấn.

Giá gạo xuất khẩu sang EU cao hơn mức trung bình của cả nước do chủng loại gạo xuất khẩu chủ yếu là gạo thơm có giá trị cao. Thế nhưng, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang EU vẫn rất cạnh tranh so với các đối thủ khác như Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ…

Về triển vọng thị trường, VFA (Hiệp hội Lương thực Việt Nam) đưa ra dự báo, năm 2022, xuất khẩu gạo Việt Nam sang EU sẽ tăng mạnh. Đặc biệt, chất lượng gạo của Việt Nam được cải thiện, đa phần là các loại gạo thơm, đánh trúng thị hiếu của người tiêu dùng châu Âu.

Với nhu cầu ổn định, đặc biệt là ở mức cao đối với các loại gạo đặc sản từ châu Á, trong thời gian tới, EU tiếp tục sẽ là thị trường xuất khẩu gạo tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu, cước vận tải cao, việc xuất khẩu gạo sang thị trường EU gặp khó khăn trong năm 2022.

xuất khẩu gạo sang eu

Thị phần gạo của Việt Nam ở EU còn khá khiêm tốn

Tuy xuất khẩu gạo sang EU đạt kết quả ấn tượng nhưng thị phần gạo của Việt Nam tại EU còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm hơn 3% trong tổng lượng gạo ngoại khối nhập khẩu vào EU.

Theo số liệu từ Eurostat (Cơ quan Thống kê Châu Âu), EU nhập khẩu 3-4 triệu tấn gạo mỗi năm. Trong năm 2021, EU nhập khẩu 3,6 triệu tấn gạo, trong đó 1,6 triệu tấn giao dịch nội khối và 2 triệu tấn nhập khẩu từ các nước bên ngoài EU. Vì thế, Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để gia tăng xuất khẩu vào thị trường EU.

Phân tích về nguyên nhân cản trở xuất khẩu gạo sang EU thời gian qua, các chuyên gia cho rằng thuế suất EU áp lên gạo nhập khẩu từ Việt Nam khá cao. Ngoài ra, Việt Nam chưa được EU dành hạn ngạch thuế quan nên rất khó cạnh tranh với gạo của các nước khác như Thái Lan, Ấn Độ, Mỹ, Australia được phân bổ lượng hạn ngạch thuế quan, các nước được miễn thuế và không bị áp dụng hạn ngạch là Lào, Campuchia, Myanmar.

Bên cạnh lợi thế của hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA), doanh nghiệp cần tự nâng cao chất lượng hạt gạo Việt Nam cũng như thay đổi cách tiếp cận thị trường EU để có thể chiếm lĩnh mở rộng thị phần.

xuất khẩu gạo sang eu

Duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu gạo năm 2022

Để tận dụng hiệu quả của EVFTA mang lại, các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung tối đa nguồn lực để đẩy mạnh xuất khẩu gạo và nông sản trong thời gian tới, nhanh chóng tăng thị phần xuất khẩu nông sản sang EU trước khi EU triển khai ký kết FTA với các đối thủ cạnh tranh tiềm năng của Việt Nam.

Theo dự báo của Bộ Công Thương, các mặt hàng như gạo, cao su, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, chè, rau quả tiếp tục sẽ là những mặt hàng đóng góp lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu ngành đối với thị trường EU và có tiềm năng tăng trưởng trong năm 2022.

Các chuyên gia kinh tế cũng dự báo thị trường xuất khẩu trong năm 2022 tiếp tục được mở rộng ở nhiều quốc gia, đặc biệt là với một số thị trường lớn đến từ các quốc gia cùng tham gia Hiệp định thương mại tự do. Trong đó, các ngành sản xuất như dệt may, gỗ, linh kiện điện tử, giày dép… cũng đưa ra kế hoạch tăng trưởng hơn 10% so với năm 2021.

xuất khẩu gạo sang eu

Pallet nhựa dùng để kê gạo xuất khẩu

360.000 VNĐ

  • Kích thước: 1200x1000x150mm
  • Chất liệu: HDPE tái sinh
  • Số đường nâng: 4
  • Tải trọng tĩnh: 3000kg
  • Tải trọng động: 1000kg

210.000 VNĐ

  • Kích thước: 1000x1000x120mm
  • Tải trọng tĩnh: 1000kg
  • Tải trọng động: 500kg

  • Kích thước
  • 400x500x160mm
  • 400x500x38mm
  • Chất liệu: HDPE

  • Kích thước (DxRxC): 1070x600x100mm
  • Chất liệu: PP
  • Số đường nâng: 2
  • Tải trọng tĩnh: 1000kg

420.000 VNĐ

  • Kích thước: 1200x1000x150mm
  • Chất liệu: HDPE tái sinh
  • Số đường nâng: 4
  • Tải trọng tĩnh: 3000kg
  • Tải trọng động: 1000kg

420.000 VNĐ

  • Kích thước: 1100x1100x150mm
  • Chất liệu: HDPE tái sinh
  • Số đường nâng: 4
  • Tải trọng tĩnh: 3000kg
  • Tải trọng động: 1000kg

240.000 VNĐ

  • Kích thước: 1200x1000x120mm
  • Chất liệu: HDPE tái sinh
  • Tải trọng tĩnh: 2500kg
  • Tải trọng động: 700kg

220.000 VNĐ

  • Kích thước: 1100x1100x125mm
  • Chất liệu: HDPE tái sinh
  • Số đường nâng: 4
  • Tải trọng tĩnh: 2500kg
  • Tải trọng động: 700kg

Việt Nam đứng thứ 2 là nước xuất khẩu gạo trên thế giới. Vì vậy, nhu cầu sử dụng pallet nhựa kê gạo ngày càng được các doanh nghiệp sử dụng nhiều. Pallet nhựa giúp tiết kiệm thời gian, công sức trong quá trình nâng hạ, di chuyển, xuất khẩu gạo.

Ngoài ra, pallet nhựa còn giúp ích trong việc bảo quản gạo luôn được khô ráo, không bị ẩm ướt, mối mọt, là một sản phẩm cần có trong ngành xuất khẩu gạo của nước ta.

Để được tư vấn và lựa chọn được loại pallet nhựa kê gạo phù hợp, hãy liên hệ với Nhựa Sài Gòn chúng tôi nhé!