Xuất Khẩu Gạo Sang Trung Quốc: Đón Nhận Tăng Trưởng

Hiện nay, Trung quốc vẫn duy trì là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất nhì của Việt Nam. Mặc dù nhu cầu tiêu thụ gạo của Trung Quốc rất lớn nhưng họ vẫn đưa ra chủ trương bảo hộ sản xuất nội địa, kiểm soát hoạt động nhập khẩu rất nghiêm ngặt, nhất là trong việc cấp hạn ngạch nhập khẩu gạo. Vậy thực trạng và tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Trung Quốc ra sao? 

Tóm tắt nội dung

Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam có sự hồi phục tăng trưởng ấn tượng, giá trị xuất khẩu vượt mốc 1 tỷ USD. Ngoài ra, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam duy trì ở mức cao hơn so với các nước như Thái Lan, Ấn Độ.

Philippines vẫn là thị trường đứng hàng đầu khi chiếm gần 46% tổng lượng  và chiếm 43,6% tổng trị giá gạo xuất khẩu của Việt Nam. Xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines đạt 1,27 triệu tấn, tương đương với 589,81 triệu USD, tăng 34,6% về lượng và tăng 17,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ 2 là Trung Quốc, chiếm trên  14% tổng lượng và chiếm 15% tổng trị giá xuất khẩu.

xuất khẩu gạo sang trung quốc

Trong thời gian tới, xuất khẩu gạo Việt Nam có nhiều tín hiệu tích cực bởi nhu cầu mua tại các thị trường vẫn ở mức cao, đặc biệt là thị trường Philippines và thị trường Trung Quốc. Nguyên nhân là do sản lượng gạo giảm vì lũ lụt tại Trung Quốc và Philippines có nguồn dự trữ gạo đang ở mức thấp.

Từ khi dịch Covid 19 bùng ra, cước tàu tăng cao và nhiều chi phí khác cũng tăng, buộc khách hàng phải tính toán kỹ lưỡng. Nếu doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng được ưu đãi thuế quan thì sẽ “lời” được 175 Euro/tấn (khoảng 200 USD/tấn).

>>Xem thêm:

Trung Quốc cần lượng gạo khổng lồ, liệu xuất khẩu gạo sang Trung Quốc có tăng?

USDA dự báo, sản lượng gạo xay xát của Trung Quốc trong năm 2022, 2023 ở mức 148 triệu tấn, giảm so với ước tính 148,99 của năm thị trường trước đó vì khả năng giảm diện tích thu hoạch. 

Diện tích thu hoạch trong năm 2022,2023 dự báo giảm xuống còn  29,6 triệu ha từ mức 29,921 triệu ha của năm thị trường 2021, 2022.

Về lượng tiêu thụ gạo Trung Quốc trong năm thị trường 2022, 2023, USDA dự báo sản lượng gạo xay xát giảm còn 150 triệu tấn (so với mức ước tính là 154,84 triệu tấn trong năm thị trường trước đó) bởi vì nhu cầu tiêu dùng và thức ăn chăn nuôi đều giảm.

Nhập khẩu gạo trong năm thị trường 2022, 2023 của Trung Quốc tăng so với năm trước với mức dự báo từ cơ quan USDA là 5 triệu tấn (năm thị trường 2021, 2022 là 4,6 triệu tấn).

xuất khẩu gạo sang trung quốc

Trung Quốc sẽ nhập khẩu khoảng 5 triệu tấn gạo, liệu đây có là cơ hội cho Việt Nam?

Hiện Trung Quốc đang có nhu cầu tăng nhập khẩu gạo do giá gạo trong nước tăng mạnh và điều kiện thời tiết bất lợi. Từ đó, trong thời gian tới nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc sẽ là cơ hội cho Việt Nam.

Tuy nhiên, theo Tham tán Thương mại Việt Nam tại Trung Quốc, gạo là mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc với số lượng lớn nhưng đây cũng chính là mặt hàng chịu sự cạnh tranh từ các nước khác và từ chính gạo của Trung Quốc.

Trên thực tế, khi Việt Nam xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đã phải chịu sự cạnh tranh với Campuchia. Trong năm 2021, Trung Quốc là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Campuchia với 309.709 tấn, chiếm 50,19% tổng khối lượng gạo xuất khẩu cả nước.

xuất khẩu gạo sang trung quốc

Những tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Trung Quốc được quy định ra sao?

Vận chuyển xuất khẩu gạo sang Trung Quốc luôn được đầu tư chú trọng cả về chất lượng gạo lẫn cơ sở vật chất trong quá trình. Gạo được sàng lọc kỹ càng, cẩn thận ngay từ khi còn ở ngoài đồng cho tới khi về tới nhà máy. Một số đặc điểm của gạo xuất khẩu sang Trung Quốc được nhận biết như sau:

  • Gạo có khả năng hấp thụ mùi xung quanh rất mạnh và nhanh
  • Gạo thường được đóng gói trong bao đay, trọng lượng mỗi bao khoảng 25-50kg. Đây là trọng lượng gạo phổ biến nhất để thuận tiện cho quá trình vận chuyển gạo lên các phương tiện
  • Tùy theo điều kiện và sự tác động của môi trường, thay đổi độ ẩm của gạo. Nếu độ ẩm bên ngoài thấp, gạo sẽ tỏa ẩm mạnh, gây ra tình trạng hao hụt về trọng lượng gạo từ 1.5 đến 3.5%, có thể là lớn hơn. Còn nếu độ ẩm bên ngoài cao hơn, gạo sẽ hút ẩm, bị ướt, lên men nhanh chóng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của gạo.

xuất khẩu gạo sang trung quốc

Hạt gạo của Việt Nam rất dễ bị hư tổn, nhiều phân bón, thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu làm giảm chất lượng cũng như giá trị của hạt gạo. Nếu bạn là doanh nghiệp mới thì cần phải quan tâm đến quy trình GAP (Good Agricultural Practices) để đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn trước sau đó mới xem xét đến yếu tố ngon, dở của từng loại hạt gạo.

Có thể nói, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc là hướng đi hàng đầu của nhiều doanh nghiệp, đơn vị sản xuất nhỏ lẻ của nước ta. Để hàng hóa xuất khẩu được đảm bảo an toàn nhất, bạn nên lựa chọn hình thức xuất khẩu chính ngạch hoặc tiểu ngạch phù hợp nhất nhé.

Việt Nam là nước thứ 2 về xuất khẩu gạo trên thế giới, vì thế nhu cầu sử dụng pallet nhựa để kê gạo ngày càng nhiều. Pallet nhựa giúp ích trong việc bảo quản gạo luôn khô ráo, không bị ẩm ướt hay mối mọt. Liên hệ 0971.245.088 để được tư vấn về pallet nhựa dùng cho xuất khẩu gạo.