Ngày nay việc xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hóa từ trong nước ra ngoài nước và người lại ngày càng thuận tiện và phát triển. Để việc lưu thông hàng hóa diễn ra thuận lợi thì một trong những công việc quan trọng không thể bỏ qua đó là xác minh xuất xứ hàng hóa. Thế xuất xứ hàng hóa là gì? Những quy định để xác định xuất xứ hàng hóa như thế nào?
Cùng Nhựa Sài Gòn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Xuất xứ hàng hóa là gì?
Trong thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, cụm từ xuất xứ hàng hóa hay còn được gọi là C/O, được định nghĩa như sau:
Theo quy định trong khoản 1 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP:
“Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.”
Mục đích của xuất xứ hàng hóa là gì?
Hưởng những ưu đãi về thuế
Những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ khác nhau sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế quan khác nhau.
Các nước, quốc gia sẽ căn cứ vào xuất xứ của hàng hóa để xác định đâu là hàng hóa được hưởng ưu đãi về thuế và đâu là không. Hiện nay, có 3 mức thuế là thuế thường, thuế ưu đãi và thuế trả đũa.
Việc xác định nguồn gốc của hàng hóa cũng liên quan lớn đến quá trình làm thủ tục hải quan:
- Nếu hàng hóa có xuất xứ từ các nhóm trong nước thì thụ có thể đơn giản
- Còn nếu hàng hóa có xuất xứ từ các nhóm ngoài nước thì có thể bị kiểm tra, khám xét kỹ lưỡng
Thực hiện chính sách thương mại
Xác định xuất xứ hàng hóa có tác dụng thực hiện những quy định về chính sách thương mại giữa các nước hay khối nước cụ thể.
Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá thì lúc đó chính sách thương mại sẽ căn cứ để thực hiện các hành động chống phá giá và và áp dụng thuế chống trợ giá để được hiệu quả và khả thi hơn.
- Tìm hiểu thêm Thông Quan Hàng Hóa Là Gì? Quy Trình Thông Quan Hàng Hóa
Thống kê thương mại của quốc gia
Xuất xứ hàng hóa là một yếu tố cần thiết để thu thập số liệu thống kê thương mại. Xác định nguồn gốc của hàng hóa giúp thống kê số liệu thương mại hàng năm được dễ dàng hơn.
Ngoài ra, xuất xứ hàng hóa là một tiêu chí quan trọng, là điểm nhấn gây ấn tượng khi nhắc đến quốc gia đó. Ví dụ, khi nhắc đến Việt Nam là sẽ nghĩ ngay đến gạo hoặc cà phê, nhắc đến Pháp sẽ là rượu vang đỏ và thời trang ấn tượng, nhắc đến Cuba sẽ là đường mía…
Xuất xứ và nơi sản xuất khác nhau như thế nào?
Nhiều người lầm tưởng “xuất xứ” và “nơi sản xuất” là giống nhau, đều chỉ cho chúng ta biết hàng hóa đó được sản xuất từ đâu. Tuy nhiên, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Cùng theo dõi bảng so sánh dưới đây để hiểu rõ hơn:
Tiêu chí | Xuất xứ | Nơi sản xuất |
Định nghĩa | Là các nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc đây là nơi thực hiện công việc chế biến cuối cùng đối với hàng hóa | Là những khu vực, địa điểm sản xuất, chế biến thông qua những quy trình, công đoạn để tạo ra sản phẩm |
Bản chất | Được hưởng các ưu đãi thuế quan | Cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về nơi sản xuất của hàng hóa |
Giá trị pháp lý | Được cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng hóa |
Không có giá trị pháp lý mà chỉ có giá trị thương mại |
Quy tắc xuất xứ hàng hóa là gì? Các loại quy tắc xuất xứ
Quy tắc xuất xứ hàng hóa là những quy định về xuất xứ áp dụng cho những mặt hàng có thỏa thuận ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan. Mỗi hiệp định thương mại tự do khác nhau sẽ có những quy định về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa khác nhau.
Để tìm ra các loại quy tắc thì dựa trên hai tiêu chí xác định nguồn gốc hàng hóa:
- Tiêu chí xuất xứ thuần túy (Wholly Obtained) quy định hàng hóa sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ một nước thành viên xuất khẩu duy nhất (hay còn gọi là xuất xứ nội địa hoàn toàn) được xác định có xuất xứ.
- Tiêu chí chuyển đổi cơ bản (Substantial Transformation) xác định hàng hóa xuất xứ trong quá trình chuyển đổi xảy ra tại một khu vực hoặc quốc gia. Tuy nhiên, việc xác định nguồn gốc khá phức tạp bởi các bộ phận, phụ tùng của sản phẩm sản xuất tại nhiều quốc gia hoặc có nguyên vật liệu đầu vào không rõ xuất xứ.
Cách xác định xuất xứ hàng hóa
Bộ Công Thương ban hành Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định về xuất xứ hàng hóa vào ngày 03/4/2018.
Vì thế, nguyên tắc chung để xác định xuất xứ hàng hóa là hàng hóa có xuất xứ tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện quy trình sản xuất cuối cùng làm thay đổi cơ bản hàng hóa đó.
Cách xác định xuất xứ hàng hóa sẽ dựa trên quy tắc xuất xứ hàng hóa ưu đãi và hàng hóa không ưu đãi được quy định cụ thể tại Điều 5, 6 Thông tư này.
Ngoài ra, thương nhân đề nghị cấp C/O thực hiện việc kê khai, cam kết xuất xứ hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi theo các mẫu ban hành kèm theo phụ lục II, III, IV, V, VI, VII, VIII, IX Thông tư này.
Trong trường hợp thương nhân đề nghị cấp C/O không phải là nhà sản xuất thì phải có trách nhiệm yêu cầu nhà sản xuất kê khai và cam kết theo những mẫu nêu trên.
Trên đây là những chia sẻ của Nhựa Sài Gòn về xuất xứ hàng hóa cũng như cách xác định xuất xứ hàng hóa. Hy vọng nó sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích để giúp quá trình xuất nhập khẩu diễn ra nhanh chóng.
Lựa chọn pallet nhựa cho ngành xuất nhập khẩu hàng hóa là điều cần thiết. Nhờ có pallet nhựa mà hàng hóa luôn được vận chuyển an toàn và bảo vệ tốt nhất. Nếu bạn có nhu cầu mua pallet nhựa cũ/mới, hãy liên hệ với Nhựa Sài Gòn qua số 0971.245.088 nhé!