Xuất xứ hàng hóa là gì? Các quy định về xuất xứ hàng hóa hiện nay

Xuất xứ hàng hóa là một thuật ngữ kinh tế quen thuộc. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nghĩa của cụm từ này. Chính vì vậy, trong bài viết này Nhựa Sài Gòn sẽ giải thích nghĩa của thuật ngữ. Đồng thời chúng tôi còn cung cấp thêm kiến thức cho bạn đọc các quy định về xuất xứ hàng hóa

Tóm tắt nội dung

Xuất xứ hàng hóa là gì?

Xuất xứ hàng hóa có vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại
Xuất xứ hàng hóa có vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại

Xuất xứ hàng hóa còn có cách gọi tiếng anh là Origin of goods. Đây là một thuật ngữ kinh tế chỉ nguồn gốc, nơi đã sản xuất ra toàn bộ hàng hóa và thực hiện công đoạn gia công cuối cùng. Đó có thể là một quốc gia, một nhóm quốc gia hay vùng lãnh thổ.

Ngày nay việc xuất khẩu và lưu thông hàng hóa có tầm ảnh hưởng lớn trong nền kinh tế. Tuy nhiên để đảm bảo quá trình lưu thông diễn ra suôn sẻ thì khâu xác minh xuất xứ hàng hóa cũng phải được chú tâm đến. Nguyên nhân bởi vì xuất xứ hàng hóa là khâu có vai trò rất quan trọng:

  • Giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hoạt động ngoại thương.
  • Tạo điều kiện thuận lợi để hàng xuất khẩu được nhận các ưu đãi và quyền lợi của nước nhập khẩu.
  • Xác định mức thuế suất, thuế tự vệ, thuế trợ cấp và thuế chống bán phá giá.
  • Xuất xứ hàng hóa còn khẳng định uy tín, hình ảnh và trách nhiệm của nước xuất khẩu. Giúp người tiêu dùng đặt nhiều niềm tin hơn vào sản phẩm.
  • Khẳng định vị trí của nước nhà trên sàn quốc tế thương mại.
  • Đảm bảo sức khỏe lợi ích của cộng đồng, người tiêu dùng, bảo vệ môi trường.

Quy định về xuất xứ hàng hóa mà bạn cần biết

Căn cứ vào thông tư 05/2018/TT-BCT quy định về xuất xứ hàng hóa mới nhất hiện nay gồm có nội dung sau:

Quy định chung

Quy định về xuất xứ hàng hóa được áp dụng với nhiều đối tượng
Quy định về xuất xứ hàng hóa được áp dụng với nhiều đối tượng

Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định về quy tắc xuất xứ và kê khai xuất xứ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. 

Quy định về xuất xứ hàng hóa này được áp dụng cho các đối tượng: thương nhân, cơ quan, tổ chức có cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Ngoài ra còn có các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến xuất xứ hàng hóa.

Cách xác định xuất xứ hàng hóa

Có 2 loại hàng khi xác định xuất xứ, đó là hàng hóa ưu đãi và hàng hóa không ưu đãi (1)
Có 2 loại hàng khi xác định xuất xứ, đó là hàng hóa ưu đãi và hàng hóa không ưu đãi (1)

Khi xác định xuất xứ hàng hóa, người ta sẽ xét hai loại hàng hóa sau: hàng hóa ưu đãi và hàng hóa không ưu đãi.

Đối với hàng hóa ưu đãi được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan và phi thuế quan, quy tắc xác định xuất xứ sẽ được thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước ta ký kết. Ngoài ra còn có thể căn cứ vào quy định của Bộ Công thương hướng dẫn Điều ước quốc tế đó.

Đối với hàng hóa ưu đãi được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập hoặc các loại chế độ ưu đãi đơn phương khác: Quy tắc xác định xuất xứ được áp dụng theo quy định của nước nhập khẩu.

Đối với hàng hóa không ưu đãi, quy tắc xác định xuất xứ sẽ được chia làm các dạng sau:

  • Hàng hóa xuất nhập khẩu được xem là có xuất xứ thuần túy nếu đáp ứng được các quy định theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP. Đồng thời loại hàng hóa này còn được xem là sản xuất toàn bộ tại một nước, một nhóm nước hay một vùng lãnh thổ.
  • Hàng hóa xuất nhập khẩu được xem là có xuất xứ không thuần túy nếu đáp ứng được tiêu chí xuất xứ quy định tại phụ lục I được ban hành kèm theo thông tư 05/2018/TT-BCT. Đồng thời loại hàng hóa này còn được xem là không được sản xuất toàn bộ tại một nước, một nhóm nước hoặc một vùng lãnh thổ.
XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ

Kê khai, cam kết xuất xứ hàng hóa

Thương nhân có nhu cầu cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có thể sử dụng các mẫu sau để cam kết hàng hóa đạt chuẩn tiêu chí:

  • Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “Xuất xứ thuần túy” (WO).
  • Bảng kê khai hàng hóa đạt tiêu chí Xuất xứ thuần túy trong khu vực thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (WO-AK).
  • Bảng kê khai hàng hóa đạt tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hóa” (CTC).
  • Bảng kê khai hàng hóa đạt tiêu chí “Tỷ lệ Phần trăm giá trị” (LVC).
  • Bảng kê khai hàng hóa đạt tiêu chí “Hàm lượng giá trị khu vực” (RVC).

Trong trường hợp thương nhân có nhu cầu cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không phải là nhà sản xuất: Thương nhân nên yêu cầu nhà sản xuất kê khai, cam kết xuất xứ hàng hóa theo các mẫu nêu trên.

Trường hợp sản phẩm hoặc hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ trong nước và được sử dụng trong công đoạn tiếp theo để sản xuất một sản phẩm khác: Thương nhân có nhu cầu cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có trách nhiệm yêu cầu nhà cung cấp sản phẩm hoặc hàng hóa đó kê khai, cam kết xuất xứ hàng hóa.

Các mẫu kê khai, cam kết xuất xứ hàng hóa đã nêu đều được đăng tải dưới dạng điện tử trên Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương. Nếu bạn có nhu cầu tải các mẫu này về thì có thể truy cập vào địa chỉ địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Nhựa Sài Gòn về quy định về xuất xứ hàng hóa. Mong rằng bài viết này đã đem đến những thông tin bổ ích cho bạn đọc. Đừng quên liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn về thùng rác nhựa tái chế nhé!