Việc phân biệt các loại nhựa sẽ giúp bạn sử dụng đúng mục đích và tối ưu hiệu quả. Thông thường một số sản phẩm sẽ được gắn ký hiệu nhằm giúp người dùng dễ dàng phân biệt chất liệu nhựa. Tuy nhiên trong trường hợp nhựa không được đánh dấu, người dùng cần biết những thông tin được Nhựa Sài Gòn chia sẻ dưới đây để nhận biết các loại nhựa.
Tóm tắt nội dung
Phân biệt các loại nhựa theo ký hiệu
Một cách đơn giản nhất giúp bạn phân biệt các loại nhựa đó là dựa vào ký hiệu. Thông thường ở bên dưới hoặc trên bề mặt các sản phẩm nhựa thường có biểu tượng tái chế hình tam giác ba mũi tên.
Bên trong hình tam giác đó là các con số khác nhau giúp người dùng dễ dàng nhận biết được đó là loại nhựa gì, có tính chất và đặc điểm như thế nào. Nhờ vào đó, bạn có thể sử dụng nhựa một cách hiệu quả hơn.
Dưới đây là một số nhóm nhựa cơ bản:
Ký hiệu số 1 (PETE hoặc PET)
PETE hoặc PET là loại nhựa thường được sử dụng để đựng những loại thực phẩm ở dạng lỏng. Một số ứng dụng nổi bật của loại nhựa này có thể kể đến chai nước khoáng, chai nước ngọt,…
Nhựa số 1 chỉ nên sử dụng 1 lần duy nhất và không nên tái sử dụng nhiều lần. Nguyên nhân là vì trong sản phẩm có chứa BPA – đây là chất có khả năng tan vào thức ăn và làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Ký hiệu số 2 (nhựa HDPE)
Đây là loại nhựa được ứng dụng rất nhiều trong đời sống hiện nay. Chúng thường được sử dụng để sản xuất chai nhựa, đường ống dẫn nước, bao bì mỹ phẩm, bình đựng sữa, đồ chơi cho trẻ,…
Nhựa HDPE gây ấn tượng bởi độ bền cao, trơ về mặt hóa học, không dễ biến đổi và không thải ra chất độc vào trong thực phẩm. Bên cạnh đó, chúng có thể chịu đựng tốt trong môi trường có nhiệt độ cao.
Loại nhựa này còn được đánh giá là một trong những loại nhựa an toàn nhất với người sử dụng, có khả năng tái chế.
Ký hiệu số 3 (nhựa PVC)
Đây là loại nhựa vô cùng nguy hiểm bởi nó hàm chứa các chất độc hại như phthalates và BPA. Các chất này có thể đi vào thực phẩm dưới tác dụng của nhiệt độ. Một số sản phẩm làm từ nhựa PVC có thể kể đến màng bọc bao bì, màng nhựa kiếng trong suốt,…
Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình, dưới đây là những nguyên tắc bạn cần biết:
- Không nên bọc thực phẩm còn nóng bằng vật dụng làm bằng nhựa PVC.
- Không được sử dụng màng bọc thực phẩm cho vào lò vi sóng.
- Tuyệt đối không được tái chế nhựa số 3.
Ký hiệu số 4 (nhựa LDPE)
Nhựa LDPE trơ về mặt hóa học, tuy nhiên khả năng chịu nhiệt kém. Do đó giống với nhựa PVC, nhựa LDPE cũng cần tránh nhiệt độ cao.
Hiện nay người ta thường sử dụng nhựa LDPE để làm các sản phẩm dùng 1 lần như túi nylon, găng tay nylon, túi nhựa,…
Ký hiệu số 5 (nhựa PP)
Nhựa PP được biết đến với độ bền nhiệt cao, có thể chịu được nhiệt độ lên đến 130 – 170 độ. Nhựa số 5 trơ về mặt hóa học, an toàn với sức khỏe. Vì những lý do đó nên chất liệu này được ứng dụng rất nhiều trong đời sống, có thể được sử dụng để làm hộp đựng thực phẩm, dùng với lò vi sóng,…
Ký hiệu số 6 (nhựa PS)
Nhựa PS có trọng lượng nhẹ và rẻ, tuy nhiên nếu ở nhiệt độ cao hoặc gặp đồ chua sẽ làm sản sinh các chất độc hại. Chính vì lý do đó nên nhựa số 6 thường được ứng dụng làm hộp xốp đựng thức ăn hoặc ly, dĩa, muỗng dùng 1 lần.
Phân biệt các loại nhựa dựa vào nhiệt độ
Khi ở dưới nhiệt độ, mỗi loại nhựa sẽ có những đặc điểm khác nhau. Do đó bạn có thể dựa vào yếu tố này để phân biệt các loại nhựa:
Nhựa nhiệt dẻo (Thermoplastic)
Khi đun nóng, loại nhựa này sẽ trở nên mềm và dẻo, tuy nhiên sau đó chúng lại trở về trạng thái rắn khi nguội. Ngoài ra nhựa nhiệt dẻo còn có tính đàn hồi và độ dẻo dai tốt, do đó sản phẩm có thể gia công nhiều lần.
Nhờ đặc điểm này nên nhựa nhiệt dẻo có thể tái chế, đem đến nhiều lợi ích về mặt môi trường. Chính vì vậy, đây là chất liệu nhựa đang rất được ưa chuộng hiện nay. Một số ví dụ về nhựa nhiệt dẻo có thể kể đến PVC, PE, PP, PS, PET, POM,…
Nhựa nhiệt rắn
Các mạch phân tử trong nhựa nhiệt rắn được liên kết chặt chẽ với nhau. Chính cấu tạo này đã khiến nhựa không bị biến đổi về hình dạng ngay cả khi được đun nóng.
Một số nhựa nhiệt rắn phổ biến hiện nay có thể kể đến cao su tổng hợp, cao su tự nhiên lưu hóa, silicon, nhựa epoxy,…
Dựa vào ứng dụng để phân biệt các loại nhựa
Để phân biệt các loại nhựa, nhiều người còn căn cứ vào ứng dụng. Dưới đây là một số ứng dụng nổi bật của các loại nhựa:
- Nhựa thông dụng: Đây là loại nhựa được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Chúng rất được yêu thích trên thị trường vì có giá thành thấp, độ bền và độ ổn định hóa học tốt, thường được dùng để làm các sản phẩm gia dụng, bao bì, đồ chơi, vật liệu xây dựng,…
- Nhựa kỹ thuật: Loại nhựa này có độ cứng, độ bền, khả năng vượt trội về cơ học cao. Chính vì vậy chúng thường được ứng dụng để sản xuất các bộ phận máy móc, linh kiện ô tô, thiết bị điện tử,…
- Nhựa chuyên dụng: Đây là loại nhựa tổng hợp, có giá thành cao, đáp ứng được các yêu cầu đặc biệt về tính chất kỹ thuật. Loại nhựa này thường được ứng dụng trong các lĩnh vực cụ thể chẳng hạn như y tế, hàng không vũ trụ, ngành dầu khí,…
Lời kết
Trên đây là 3 cách đơn giản giúp bạn có thể phân biệt các loại nhựa. Mong rằng qua những thông tin do Nhựa Sài Gòn chia sẻ phía trên, việc nhận biết các loại nhựa sẽ không còn làm khó bạn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Địa chỉ: 154/1 QL1A, Phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, TPHCM
Hotline: 0971 245 088
Website: https://nhuasaigon.com.vn/
Email: marketing.nhuasg@gmail.com
Xem thêm các bài viết tương tự:
Điểm danh các loại nhựa thân thiện với môi trường
Thùng rác nhựa đạp chân 50L – Lựa chọn cho không gian trong lành, gọn gàng
6 Ứng dụng của sóng nhựa có thể bạn chưa biết
Thùng nhựa đặc: Khái niệm, ưu điểm, công dụng và cách chọn mua sản phẩm
Sóng nhựa hở: 4 thông tin quan trọng cần biết