Nhựa chịu nhiệt – Top 5 loại thường gặp và ứng dụng phổ biến

Nhựa chịu nhiệt có khả năng duy trì tính trọn vẹn cấu trúc và đảm bảo hiệu suất trong các môi trường có điều kiện khắc nghiệt. Chính vì vậy, hiện nay chúng được ứng dụng rất nhiều trong đời sống, phổ biến nhất là ở các ngành như ô tô, điện tử, công nghiệp hàng không vũ trụ,… Bài viết dưới đây của Nhựa Sài Gòn sẽ điểm qua các loại nhựa có khả năng chịu nhiệt phổ biến nhất hiện nay.

Tóm tắt nội dung

Nhựa chịu nhiệt là gì?

Nhựa chịu nhiệt là loại polymer có khả năng chịu được nhiệt độ cao trên 200 độ C mà không bị biến dạng, tan chảy hoặc thải ra khói độc. Khả năng chịu nhiệt độ của nhựa được xác định dựa trên nhiệt độ nóng chảy. Hay nói cách khác, nhiệt độ mà nhựa bắt đầu chảy cũng là khả năng chịu nhiệt của vật liệu.

Mỗi loại nhựa sẽ có giới hạn chịu nhiệt độ khác nhau. Tuy nhiên, thông thường đối với nhóm nhựa này sẽ có những đặc điểm chung như:

  • Có thể duy trì sức mạnh vật lý, độ cứng và có tính kháng rão tốt trong phạm vi nhiệt độ rộng.
  • Có khả năng chịu ăn mòn và va đập tốt, tính cách điện và điện môi vượt trội.
  • Tính kháng hóa chất tốt, giúp người sản xuất dễ dàng gia công.
  • Ổn định hình dạng, không bị biến dạng dù ở trong nhiệt độ cao.
Thông tin tổng quan về nhựa chịu nhiệt
Thông tin tổng quan về nhựa chịu nhiệt

Top 5 loại nhựa chịu nhiệt phổ biến hiện nay

Như đã nói, mỗi loại nhựa sẽ có khả năng chịu nhiệt khác nhau. Từ đó ảnh hưởng đến đặc điểm, tính chất và ứng dụng của từng loại. Do đó, hãy đọc qua top 5 loại nhựa chịu nhiệt phổ biến hiện nay để hiểu rõ hơn về từng loại:

Nhựa PTFE

Nhựa PTFE là một trong những loại nhựa chịu nhiệt được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Loại nhựa này còn được biết đến với các tên gọi khác như nhựa Teflon, Polytetrafluoroethylene,…

Đây là một loại nhựa nhiệt dẻo có độ bền cao, có khả năng chịu nhiệt lên đến 327 độ C. Trong thời gian dài, khả năng chịu nhiệt của chất liệu này là 260 độ C.

Ngoài gây ấn tượng với khả năng chịu nhiệt cao, nhựa PTFE còn lấy được sự yêu thích của người dùng nhờ những điểm cộng sau:

  • Có đặc tính điện môi và cách điện tuyệt vời, do đó Teflon là chất liệu lý tưởng cho ngành công nghiệp điện.
  • Ma sát thấp, khả năng chống ăn mòn cao.
  • Khá an toàn, có thể chống chịu với hầu hết các loại hóa chất.

Nhờ những ưu điểm đó đã giúp Teflon được ứng dụng nhiều trong các ngành:

  • Công nghiệp hóa chất: Được sử dụng để làm ống dẫn, van, khớp nối, bình chứa trong nhà máy hóa chất, chế biến dầu khí,…
  • Làm vật liệu cách điện, chống thấm nước cho các thiết bị điện tử, điện gia dụng.
  • Làm dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ nha khoa, các dụng cụ khác trong ngành y tế.
  • Ngoài ra, vật liệu này còn được sử dụng trong ngành thực phẩm, xây dựng, vận tải,…
PTFE - loại nhựa có khả năng chịu nhiệt vượt trội hiện nay
PTFE – loại nhựa có khả năng chịu nhiệt vượt trội hiện nay

Nhựa PPS

Nhựa PPS (Polyphenylene sulfide) là cái tên thứ 2 được nhắc đến trong top 5 nhựa chịu nhiệt có chất lượng cao. Đây là một loại polymer bán tinh thể có sự kết hợp giữa độ bền, độ cứng và độ ổn định kích thước. Cùng với đó là khả năng chịu nhiệt tuyệt vời lên đến 218°C (424°F).

Nhờ sở hữu những đặc điểm ưu việt như vậy nên nhựa PPS được ứng dụng rất nhiều trong đời sống, phổ biến nhất là ngành công nghiệp ô tô, điện,… Điểm chung của các ngành này là có nhiệt độ cao, sử dụng nhiều hóa chất, dung môi. Do đó, ứng dụng nhựa PPS sẽ giúp đem đến chất lượng tốt nhất.

Nhựa PEEK

Trong thời gian ngắn, nhựa PEEK có thể chịu được nhiệt độ lên đến 343 độ C. Trong thời gian dài, giới hạn nhiệt độ mà chất liệu có thể chịu được là 250 độ C. 

Bên cạnh đó, loại nhựa này còn sở hữu những ưu điểm vượt trội như độ cứng cao, khả năng chống ăn mòn tốt, có độ uốn và độ bền kéo cao. Chính vì vậy, sản phẩm được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp, đặc biệt là ngành hàng không vũ trụ, ô tô, điện tử, y tế, hóa chất, xây dựng, năng lượng,…

Nhựa PEEK là sự lựa chọn hàng đầu trong các ngành công nghiệp
Nhựa PEEK là sự lựa chọn hàng đầu trong các ngành công nghiệp

Nhựa Polyimide

Nhờ có khả năng chịu nhiệt lên đến 400°C (752°F) đã giúp Polyimide trở thành loại nhựa chịu nhiệt được ưa chuộng nhất hiện nay. Dưới đây là đặc điểm và ứng dụng thường thấy của chất liệu này:

  • Có tính ổn định nhiệt và khả năng kháng hóa chất tốt nên rất thích hợp trong các môi trường ăn mòn.
  • Có độ bền cao và đặc tính điện môi tuyệt vời giúp Polyimide được sử dụng để sản xuất bảng vi mạch, cách điện cho dây và cáp, làm lớp phủ cho linh kiện điện tử.
  • Độ linh hoạt và độ bền cao giúp polyimide được lựa chọn trong sản xuất màng, chất kết màng, chất kết dính và chất phủ hiệu suất cao.

Nhựa POM

Chất liệu nhựa chịu nhiệt cuối cùng được Nhựa Sài Gòn chia sẻ trong bài viết này là POM. Loại nhựa này còn được gọi với các cái tên khác là nhựa acetal, polyoxymethylene hoặc polyacetal. 

Nhựa POM có thể hoạt động tốt trong nhiệt độ từ -40 đến 100°C. Ngoài ra, chất liệu còn có những ưu điểm khác như độ cứng cao, độ ổn định kích thước tốt, khả năng chống ăn mòn vượt trội, tính cách điện và tính chất điện môi tốt,…

Chính vì vậy, sản phẩm được ứng dụng nhiều trong đời sống, điển hình như trong lĩnh vực điện, điện tử, máy móc, thiết bị đo đạc, công nghiệp nhẹ, sản xuất ô tô,…

Lời kết

Bài viết trên vừa gửi đến bạn đọc 5 loại nhựa chịu nhiệt phổ biến nhất hiện nay và ứng dụng của chúng. Mong rằng với những chia sẻ trên của Nhựa Sài Gòn, bạn đọc sẽ có thêm kiến thức bổ ích về các chất liệu này.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Địa chỉ: Số 4, lô i5, Đ. DD5, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TPHCM

Hotline: 0971 245 088

Website: https://nhuasaigon.com.vn/

Email: marketing.nhuasg@gmail.com

Xem thêm các bài viết tương tự:

Thùng rác đôi – Mẫu thùng rác đẹp, rẻ được ưa chuộng nhất

Nhựa pp có chịu nhiệt không? Có thể đựng thực phẩm không?

Cách làm thùng rác tái chế: Tổng hợp 5 ý tưởng cực hay

Nhựa PP 5 có độc hại không? 6 ứng dụng thường thấy của PP5

Tìm hiểu về nhựa HIPS – Chất liệu phổ biến trong đời sống

Cẩm nang về thùng nhựa đựng đồ – 4 thông tin quan trọng