Nhựa HIPS hiện đang rất được ưa chuộng nhờ có đặc tính chống cháy, tính dẫn điện, độ ổn định kích thước,… Tuy nhiên, để sử dụng loại nhựa này đạt hiệu quả cao, người dùng cần biết khái niệm, ưu nhược điểm của chất liệu. Bài viết dưới đây của Nhựa Sài Gòn sẽ cung cấp những thông tin quan trọng này cho bạn đọc.
Tóm tắt nội dung
Tổng quan về nhựa HIPS
HIPS là từ viết tắt của High Impact Polystyrene là loại vật liệu nhựa nhiệt dẻo PS. Hiện nay nhóm nhựa PS (Polystyren) có 2 đại diện chính là HIPS và GPPS. Trong đó, HIPS được ưa chuộng hơn do có mặt của 2 monome (polystyrene và polybutadiene) trong bảng thành phần đã đem đến đặc tính nhẹ, chống va đập và dễ gia công.
Nhựa HIPS có hình dạng giống với thủy tinh trong suốt, tỷ trọng gần bằng nước, khoảng 1,05. Vì sở hữu mức tỷ trọng ổn định nên HIPS được coi là thông số tiêu chuẩn của máy ép phun khi đo hiệu quả làm dẻo.
Ưu, nhược điểm của nhựa HIPS tái sinh
Các nhà sản xuất hoặc nhà nghiên cứu nếu muốn sử dụng nhựa HIPS để tối ưu hóa sản xuất hoặc cải thiện hiệu suất sản phẩm thì cần biết ưu và nhược điểm của chất liệu được chia sẻ sau đây:
Ưu điểm
Hạt nhựa HIPS gây ấn tượng với người sử dụng nhờ những đặc tính nổi bật sau:
- Là chất liệu nhựa không mùi, không độc, có bề mặt bóng đẹp, dễ gia công.
- Có độ bám dính thấp, thích hợp để sản xuất đồ dùng gia dụng.
- Trọng lượng nhẹ giúp quy trình xử lý, vận chuyển trở nên đơn giản, dễ dàng hơn. Đồng thời còn giúp trọng lượng tổng thể của các sản phẩm giảm.
- Khả năng chống va đập tốt, là chất liệu hoàn hảo để sản xuất nên các sản phẩm có thể bị va đập trong quá trình vận chuyển.
- Có thể giữ được hình dạng và kích thước trong điều kiện nhiệt độ thay đổi, do đó chất liệu cũng thường được dùng trong công đoạn đóng gói.
- Khả năng chống ẩm tốt, dễ dàng ghép nối.
- Có khả năng tái chế và phân hủy sinh học, là giải pháp hoàn hảo cho môi trường.
- Rẻ hơn so với các chất liệu nhựa khác, giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả cho nhà sản xuất.
Nhược điểm
Bên cạnh những lợi ích nổi bật đã kể trên, chất liệu HIPS vẫn còn một vài hạn chế như:
- Khả năng chịu nhiệt thấp, chất liệu trở nên giòn khi nhiệt độ giảm, do đó nhà sản xuất cần suy nghĩ kỹ trước khi sử dụng sản phẩm trong môi trường có nhiệt độ khắc nghiệt.
- Khả năng kháng hóa chất kém, có thể bị ảnh hưởng bởi dung môi, axit và kiềm.
- Theo thời gian, chất liệu sẽ bị giòn, xuống cấp và đổi màu.
- Khả năng chống tia UV không quá cao, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu còn làm suy giảm tuổi thọ.
- Khả năng chống cháy yếu, dễ bắt lửa, dễ cháy.
- Không tương thích sinh học, không thể ứng dụng trong ngành y tế.

Ứng dụng của hạt HIPS
Dựa vào những ưu, nhược điểm đã kể trên, người ta đã tìm ra được những ứng dụng phù hợp nhất với hạt nhựa HIPS:
- Đóng gói bao bì sản phẩm: Nhờ sở hữu những đặc tính như nhẹ, chống ẩm và dễ gia công thành nhiều kích thước, hình dạng khác nhau nên hạt HIPS thường được sử dụng trong đóng gói bao bì sản phẩm. Thường thấy nhất là làm bao bì cho đồ chơi, đồ điện tử và mỹ phẩm,…
- Các bộ phận, nội thất ô tô: Khả năng chống va đập tốt đã giúp nhựa HIPS được sử dụng để chế tạo các bộ phận trong ô tô, bộ phận bảng điều khiển,…
- Biển báo, trưng bày: Nhờ đặc tính ổn định kích thước nên việc sử dụng chất liệu để làm biển báo hoặc trưng bày sẽ giúp sản phẩm giữ được hình dạng ngay cả khi nhiệt độ biến đổi.
- Thiết bị điện, đồ điện tử: Trong ngành công nghiệp điện tử, chất liệu thường được dùng để làm vỏ bọc.
- Đồ chơi: Với trọng lượng nhẹ, khả năng chống va đập và dễ đúc nên HIPS sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo để làm vật liệu sản xuất đồ chơi và các vật dụng cho trẻ em.
- In 3D: Do có đặc tính dễ hòa tan trong dung môi và khả năng nhiễm màu tốt nên chất liệu này còn được sử dụng trong ngành công nghiệp in 3D.
- Ngoài ra, sản phẩm còn được dùng để sản xuất các mặt hàng khác như màng HIPS chống thấm nước, đường ống dẫn nước, nắp chai, hộp đựng trang sức, vỏ bút, ép bàn ghế học sinh,…

So sánh HIPS với các chất liệu nhựa khác
Để giúp người sử dụng có cái nhìn tổng quan hơn về nhựa HIPS, dưới đây chúng tôi đã tạo ra một bảng so sánh tổng hợp:
Đặc điểm | HIPS | Nhựa ABS | Nhựa PP | Nhựa GPPS |
Độ bền | Tốt | Rất cao | Trung bình | Thấp |
Độ cứng | Trung bình | Cao | Thấp | Cao |
Tính linh hoạt | Tốt | Tốt | Rất tốt | Kém |
Chịu nhiệt | Trung bình (100 độ C) | Tốt (110 độ C) | Rất tốt (130 độ C) | Kém (80 độ C) |
Khả năng tái chế | Tốt | Tốt | Rất tốt | Trung bình |
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng về nhựa HIPS, từ khái niệm, ưu nhược điểm đến ứng dụng. Mong rằng với những chia sẻ trên của Nhựa Sài Gòn, người sử dụng và nhà sản xuất sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về chất liệu.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Địa chỉ: Số 4, lô i5, Đ. DD5, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TPHCM
Hotline: 0971 245 088
Website: https://nhuasaigon.com.vn/
Email: marketing.nhuasg@gmail.com
Xem thêm các bài viết tương tự:
Nhựa PP 5 có độc hại không? 6 ứng dụng thường thấy của PP5
Cẩm nang về thùng nhựa đựng đồ – 4 thông tin quan trọng
Thùng rác hữu cơ: Khái niệm, công dụng và cách chọn mua
Rác hữu cơ gồm những gì? Cách xử lý rác hữu cơ chuẩn
Số lượng rác thải mỗi năm trên thế giới: Con số đáng báo động