Cây dễ cháy – nguyên nhân khiến tình trạng cháy rừng xảy ra nhiều hơn

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cháy rừng, một trong số đó phải kể đến cây dễ cháy. Vậy cây dễ cháy có đặc điểm như nào, nguy hiểm ra sao và cách khắc phục thế nào? Tất cả sẽ được Nhựa Sài Gòn giải đáp trong bài viết này.

Tóm tắt nội dung

Sự nguy hiểm của cây dễ cháy

Cháy rừng thường xảy ra ở các địa phương trồng nhiều cây dễ cháy
Cháy rừng thường xảy ra ở các địa phương trồng nhiều cây dễ cháy

Hệ sinh thái rừng Việt Nam có vai trò rất lớn trong việc chống lại những hiện tượng cực đoan của thiên nhiên, chẳng hạn như lũ quét, sạt lở, lũ lụt,… Bên cạnh đó, rừng còn giúp điều hòa không khí, đem đến không khí trong lành. Đây còn là tài nguyên có đóng góp to lớn vào nền kinh tế quốc gia, đảm bảo sự cân bằng của các loại động vật.

Thế nhưng hiện nay tình trạng cháy rừng ngày càng tăng, tác động nặng nề đến cuộc sống con người. Đặc biệt, theo tổng cục thống kê, hầu hết nạn cháy rừng thường xảy ra ở các địa phương trồng các loại cây dễ cháy, chẳng hạn như thông, tre nứa, bạch đàn, rừng khộp,… 

Một số địa phương trồng nhiều những cây này có thể kể đến Hà Tĩnh, Nghệ An, Hà Giang, Sơn La,… Trong đó, tổng thiệt hại do cháy rừng của Sơn La trong năm 2016 lên đến 919 ha, bằng 27,68% tổng diện tích rừng thiệt hại trong năm của cả nước.

Cây dễ bắt lửa không chỉ khiến rừng bị cháy mà nó còn kéo theo nhiều hệ lụy khác. Đầu tiên, cháy rừng làm Việt Nam mất đi hàng trăm ha rừng, ảnh hưởng nặng nề để tài nguyên đất nước. Điều này đồng nghĩa với việc nước ta tổn thất rất nhiều công sức, tiền bạc và thời gian.

Thứ hai, cháy rừng đồng nghĩa với việc giảm khả năng lọc không khí, làm tình trạng Trái Đất nóng lên trở nên căng thẳng hơn. Gây ra biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, băng tan. Đối với các cánh rừng đầu nguồn hay rừng phòng hộ, mất rừng sẽ làm các tình trạng lũ lụt, lũ quét, sạt lở xảy ra nhiều hơn. Ngoài ra việc cháy rừng còn gây ra rất nhiều nguy hiểm khác. 

Vì sao Việt Nam lại có nhiều cây dễ cháy?

Vì mục đích phát triển kinh tế nên rừng nước ta trồng nhiều loại cây dễ bắt lửa
Vì mục đích phát triển kinh tế nên rừng nước ta trồng nhiều loại cây dễ bắt lửa

Không phải tự nhiên mà nhiều tỉnh thành tại Việt Nam lại trồng loại cây dễ bắt lửa. Trước tiên, do mục đích phát triển kinh tế nên phần lớn rừng trồng ở nước ta thường là bạch đàn, thông, tràm, khộp… Đây đều là những loại cây có tinh dầu hoặc nhựa, dễ cháy.

Bên cạnh đó, những nguyên nhân dưới đây cũng làm cây yếu đi, thân cây chết khô, tạo điều kiện cho cháy rừng diễn ra nhanh và lan rộng hơn:

  • Thời tiết khắc nghiệt: Thời tiết khắc nghiệt sẽ ảnh hưởng lớn đến phần lá của cây. Đặc biệt là trong khoảng thời tiết mùa hè khô hanh và nhiệt độ cao. Đây chính là thời điểm mà cây dễ bắt lửa nhất trong năm.
  • Đất không tốt: Nồng độ pH có trong đất ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Trong trường hợp nồng độ pH không lý tưởng, tức là đất quá chua hoặc quá mặn, sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thoát nước và lưu thông không khí. Từ đó dẫn đến cây bị khô cháy.
  • Bệnh, nấm cũng là nguyên nhân khiến lá cây bị khô. Bạn có thể nhận biết bệnh nấm bằng các màu hoặc các mô bất thường trên lá. 
  • Ngoài ra, độ ẩm không khí, hoặc không khí lưu thông không tốt hay không khí bị ô nhiễm cũng dẫn đến chóp lá úa héo, khô.

Cách khắc phục nguy hiểm của cây dễ bắt lửa

Một số biện pháp giúp hạn chế việc cháy rừng
Một số biện pháp giúp hạn chế việc cháy rừng

Mặc dù tình trạng cháy rừng xảy ra rất nhiều, thế nhưng Việt Nam ta vẫn gặp khó khăn trong công tác chữa cháy, đặc biệt là ở các vùng núi cao. Nguyên nhân là vì địa bàn hiểm trở, xa nguồn nước, có nhiều hạn chế về phương tiện chữa cháy. 

Bên cạnh đó, tuy rằng Việt Nam ta chủ trương trồng rừng thuần loài nhưng lại chưa quá để tâm đến việc xây dựng các đai xanh hoặc đai trắng để cản lửa. Từ đó dẫn đến công tác chữa cháy gặp nhiều khó khăn, khiến các trường hợp cháy rừng xảy ra nhiều hơn. 

Trước diễn biến ngày càng phức tạp, chúng ta cần bảo vệ rừng bằng cách:

  • Tăng cường tuyên truyền giáo dục, phổ cập kiến thức về các loài cây dễ bắt lửa và cách phòng chống lửa rừng. Vận động quần chúng nhân dân thay đổi thói quen canh tác, hạn chế sản xuất nông nghiệp lạc hậu như đốt rừng làm nương rẫy, đặc biệt cần kiểm soát nguồn phát lửa khi đi rừng.
  • Tăng cường kỹ thuật phòng cháy chống cháy rừng cho lực lượng chữa cháy. Ứng dụng các công nghệ mới trong công việc phòng cháy chữa cháy. Tổ chức diễn tập cho quần chúng nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, giúp làm quen với công tác phòng cháy rừng.
  • Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng theo các cấp dự báo cháy. Từ đó đưa ra các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng hiệu quả thích hợp, giảm thiệt hại kinh tế.
  • Hạn chế các vật liệu cháy như đốt trước mùa khô, vận chuyển các vật liệu dễ cháy ra khỏi rừng, vệ sinh rừng giúp rừng sinh trưởng tốt hơn.
  • Đối với những vùng núi, dốc, địa hình khó khăn nên quy hoạch xây dựng, tận dụng các thung lũng, khe suối hoặc đầm, hồ có sẵn để dự trữ nước. Có thể xây hồ đập kiên cố trong trường hợp cần thiết.

Lời kết

Vì sở hữu nhiều cây dễ cháy nên tình trạng cháy rừng tại nước ta diễn ra khá căng thẳng. Người dân cần chung tay góp sức để bảo vệ cánh rừng xanh. Đừng quên truy cập vào Nhựa Sài Gòn để mua thùng rác nhựa – một trong những biện pháp giúp bảo vệ môi trường nhé!