Y tế là một trong những ngành ứng dụng chất liệu nhựa nhiều nhất. Nhờ sở hữu tính tương thích sinh học, độ cứng và độ linh hoạt cao nên nhựa y tế đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực này. Để biết nhựa y tế là gì, các lợi ích và ứng dụng của chất liệu này, hãy đọc những chia sẻ dưới đây của Nhựa Sài Gòn nhé!
Tóm tắt nội dung
Giải đáp nhựa y tế là gì?
Mặc dù được ứng dụng nhiều trong y tế, thế nhưng vẫn còn nhiều người thắc mắc nhựa y tế là gì. Sở dĩ có tên gọi này là vì đây là loại polymer được thiết kế và sở hữu những đặc tính đặc biệt nhằm phù hợp với ngành y tế, chẳng hạn như:
- Tính tương thích sinh học cao, không gây ra phản ứng có hại khi tiếp xúc với cơ thể người.
- Có độ bền nhiệt cao, có thể chịu được quá trình hấp tiệt trùng bằng hơi nước, xạ gamma hoặc ethylene oxide. Như vậy, nhựa y tế có khả năng khử trùng cao, trở thành vật liệu đáng tin cậy trong ngành y tế.
- Có tính linh hoạt cao, có thể sản xuất dưới nhiều hình dạng, kích cỡ khác nhau. Từ đó đáp ứng được các yêu cầu cụ thể về vật dụng và thiết bị y tế.
- Đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt như tiêu chuẩn FDA – Hoa Kỳ.
- Có tính trong suốt, từ đó giúp các chuyên gia và bác sĩ có thể dễ dàng quan sát dung dịch bên trong.
Nhờ những đặc điểm đó nên loại nhựa này rất thích hợp trong lĩnh vực y tế. Chúng thường được sử dụng để làm dụng cụ phẫu thuật, thiết bị cấy ghép y tế, ống tiêm, ống IV hay thường thấy nhất là bao bì cho các sản phẩm dược phẩm. Hiện nay việc sử dụng nhựa y tế được đánh giá là an toàn, uy tín và ngày càng được ưa chuộng.
Các loại nhựa y tế phổ biến hiện nay
Hiện nay chất liệu nhựa được ứng dụng trong lĩnh vực y tế vô cùng đa dạng. Vậy các loại nhựa y tế là gì, đặc điểm của mỗi loại như thế nào?
Polyetylen (PE)
Polyetylen (PE) là một trong những loại nhựa y tế phổ biến nhất hiện nay. Chúng ghi ấn tượng bởi tính linh hoạt và khả năng chống hóa chất tốt. Nhờ vào những đặc tính này mà nhựa PE y tế là sự lựa chọn hoàn hảo cho những sản phẩm yêu cầu độ linh hoạt cao, chẳng hạn như ống thông, ống tiêm, đường truyền tĩnh mạch,…
Polypropylene (PP)
Đây là loại nhựa y tế có độ bền và khả năng chịu nhiệt cao. Chúng thường được sử dụng để làm chai thuốc, cốc đựng mẫu, dụng cụ phẫu thuật, thiết bị cấy ghép y tế,…
Polycarbonate (PC)
Nhựa PC có độ trong suốt cao. Do đó, khi sử dụng chất liệu này trong lĩnh vực y tế sẽ giúp các dung dịch bên trong hiển trị rõ ràng, từ đó giúp bác sĩ có thể theo dõi và quan sát dễ dàng hơn.
Silicone
Silicone được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực y tế vì có tính linh hoạt và khả năng tương thích sinh học cao. Nhờ vậy mà sản phẩm thường được sử dụng để làm ống thông, cấy ghép chân tay giả,…
Những lợi ích khi sử dụng nhựa y tế
Nhựa y tế có vai trò vô cùng quan trọng, chính vì vậy mà chúng ngày càng được ưa chuộng. Vậy những lợi ích khi sử dụng nhựa y tế là gì? Cùng điểm qua một số lợi ích nổi bật nhé:
- Ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn gây bệnh: Nhựa y tế có khả năng khử trùng và kháng khuẩn tốt. Chính vì vậy, khi ứng dụng chất liệu này sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn gây bệnh.
- Tiết kiệm chi phí: Nhựa là chất liệu có độ bền cao, tính đàn hồi tốt. Do đó sản phẩm có tuổi thọ lâu dài, tiết kiệm chi phí thay mới hiệu quả cho bệnh viện.
- Sản xuất thêm nhiều thiết bị y tế hiệu quả: Chất liệu nhựa có tính linh hoạt cao, có khả năng chống ẩm, chống hóa chất và chịu nhiệt hiệu quả. Do đó, nhựa có thể sản xuất thành nhiều thiết bị y tế khác nhau, đáp ứng được nhiều mục đích sử dụng.
Ứng dụng của nhựa y tế
Với những lợi ích trên đã giúp nhựa được yêu thích trong lĩnh vực y tế. Dưới đây là những ứng dụng thường thấy của nhựa y tế:
- Dụng cụ phẫu thuật: Chẳng hạn như dao scalpel, kẹp, gọng kẹp và các công cụ phẫu thuật khác. Đây đều là những dụng cụ yêu cầu độ bền và độ tiệt trùng cao. Do đó nhựa y tế sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo và thích hợp nhất.
- Thiết bị phẫu thuật: Điển hình như khay, chậu, trang bị bảo hộ (khẩu trang, găng tay và áo blouse),…
- Cấy ghép và bộ phận giả: Như đã nói, nhựa y tế có độ tương thích sinh học cao. Do đó không quá khó hiểu khi chúng được sử dụng với mục đích cấy ghép hoặc làm bộ phận giả. Một vài ứng dụng điển hình có thể kể đến cấy ghép hông, gối và vai, máy tạo nhịp tim, máy sốc tim,…
- Thiết bị chẩn đoán và theo dõi: Các thiết bị này sẽ có độ chính xác cao, đảm bảo quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt. Các thiết bị chẩn đoán – theo dõi được sản xuất từ nhựa y tế gồm có bộ đo huyết áp, ống dẫn, ống tiêm, kim tiêm,…
Lời kết
Với những thông tin trên, Nhựa Sài Gòn tin rằng bạn đọc đã hiểu nhựa y tế là gì. Đừng quên truy cập vào trang web của chúng tôi để đọc thêm các tin tức bổ ích khác.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Địa chỉ: 154/1 QL1A, Phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, TPHCM
Hotline: 0971 245 088
Website: https://nhuasaigon.com.vn/
Email: marketing.nhuasg@gmail.com
Xem thêm các bài viết tương tự:
Vai trò của pallet nhựa trong chuỗi cung ứng
Ứng dụng vật liệu nhựa trong xây dựng có thể bạn chưa biết
Kiến thức nhựa công nghiệp: 10 loại nhựa mà bạn cần biết
Dự đoán, phân tích xu hướng sản xuất nhựa trong tương lai
Mách bạn cách phân loại nhựa an toàn và nhựa không an toàn