Thép hình được nhiều nhà xây dựng lựa chọn để xây nhà xưởng. Thép hình có nhiều ưu điểm vượt trội với chi phí thấp, thời gian lắp và dựng nhanh… Vậy thép hình là gì? Bài viết dưới đây, Nhựa Sài Gòn sẽ tổng hợp những kiến thức cho bạn về sản phẩm này trong xây dựng!
Tóm tắt nội dung
Thép hình là gì?
Thép hình (hay còn gọi là thép chữ) là vật liệu dùng trong xây dựng có hình dáng đúc lên như những chữ cái. Đây là một loại vật liệu xây dựng sắt thép quan trọng, được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp xây dựng và một số ngành công nghiệp đặc thù như: xây dựng đường xá cầu cống, kệ kho chứa hàng hóa, ngành công nghiệp đóng tàu, máy nâng vận chuyển, tháp truyền hình, khung container, nâng và vận chuyển máy móc, xây nhà xưởng, làm cọc cho nền móng, lò hơi công nghiệp…
Các loại thép hình phổ biến hiện nay
Hiện nay, thép hình có rất nhiều loại khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là các loại thép hình chữ H, thép chữ I, chữ U và thép V. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm và kích thước khác nhau. Cụ thể:
Thép hình chữ H
Là loại thép có kết cấu giống hình chữ H, có độ cân bằng cao nên khả năng chịu áp lực rất tốt.
Công dụng của thép hình chữ H thường được sử dụng để làm kết cấu xây dựng nhà, công trình mái hoặc khung cột, các thành dầm, cẩu tháp, máy móc… Ngoài ra, cấu tạo thép hình chữ H có nhiều tỷ lệ và kích thước khác nhau để đáp ứng được tính kỹ thuật riêng cho từng công trình. Một số loại thép hình chữ H thông dụng hiện nay như H100, H150, H300…
Xem thêm:
- Tìm Hiểu Những Thông Tin Cơ Bản Về Thép Xây Dựng Là Gì?
- Thép Tấm Là Gì? Ưu Điểm Và Ứng Dụng Của Thép Tấm

Thông số cơ bản của dòng thép hình chữ H:
- Chiều cao tiêu chuẩn: 100 – 900mm
- Chiều rộng cánh tiêu chuẩn: 50 – 400mm
- Chiều dài thanh thép tiêu chuẩn: 6000 – 12000mm
Thép hình chữ I
Cấu tạo của thép hình chữ I có hình dáng, độ bền và khả năng chịu lực tương tự như thép chữ H. Tuy nhiên, độ dài cánh chữ I ngắn hơn so với chiều dài bụng. các loại thép hình chữ I phổ biến là I100, I150, I200…

Thông số kích thước của thép hình chữ I:
- Chiều cao tiêu chuẩn: 100 – 600mm
- Chiều rộng cánh tiêu chuẩn: 50 – 200mm
- Chiều dài cây thép tiêu chuẩn: 6000 – 12000mm
Thép hình chữ U
Thép hình chữ U có kết cấu khá đặc biệt với mặt cắt theo chiều ngang như chữ U thông thường. Điểm nổi bật của thép chữ U là có góc với độ chính xác cao nên công dụng của thép hình chữ U được ứng dụng nhiều trong chế tạo, sản xuất dụng cụ nông nghiệp, sửa chữa công nghiệp, vận tải…
Thép U có hình dáng khá đặt biệt nên khả năng chịu được lực vặn xoắn ở thân rất cao, độ cứng và lực tăng cường theo chiều ngang rất tốt. Các loại thép hình chữ U phổ biến là U50, U100, U200, U400…

Thông số chi tiết của thép hình chữ U là:
- Chiều ngang tiêu chuẩn: 40 – 500mm
- Chiều cao cánh tiêu chuẩn: 25 – 100mm
- Chiều dài tiêu chuẩn: 6000 – 12000mm
Thép hình chữ V
Đặc tính của thép hình chữ V khá cứng, khả năng chịu lực tốt, độ bền bỉ cao và có khả năng chịu được những ảnh hưởng từ môi trường có nhiều độ cao, độ ẩm cao…
Công dụng của thép hình chữ V được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp xây dựng, xây dựng nhà xưởng, đóng tàu, làm đường dẫn ống, cơ khí đóng tàu, cơ khí động lực… Các loại thép hình chữ V thông dụng là V100, V150, V200…

Thông số cơ bản của dòng thép hình chữ V:
- Chiều dài cánh tiêu chuẩn: 25 – 250mm
- Chiều dài thép tiêu chuẩn: 6000 – 12000mm
Ứng dụng của thép hình
Thép hình là một sản phẩm không thể thiếu trong các lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng, nhà xưởng, công nghiệp cơ khí, đóng tàu… bởi đặc tính kỹ thuật và khả năng chống chịu trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt.
Một số ứng dụng của thép hình:
- Kết cấu xây dựng
- Kết cấu kỹ thuật
- Đóng tàu
- Công nghiệp cơ khí
- Xây dựng cầu
- Tháp truyền hình
- Xây dựng nhà xưởng
- Lò hơi công nghiệp
- Dầm cầu trục
- Kệ kho chứa hàng hóa
- Khung vận chuyển hàng hóa, container

Quy trình sản xuất thép hình là gì?
Quy trình sản xuất thép hình gồm có 3 bước:
Tan chảy quặng và các tạp chất
Đầu tiên sẽ đem sắt thô đi loại bỏ những nguyên liệu hoặc phế liệu. Đưa tất cả vào lò nung với nhiệt độ cao, quá trình này còn được gọi là quá trình luyện.
Phương pháp nóng chảy và thêm kim loại để tạo ra phôi thép
Phương pháp nóng chảy và thêm kim loại để tạo ra phôi thép là một phương pháp hiện đại nhất hiện nay. Ở giai đoạn này, các kim loại khác sẽ được thêm vào để tạo ra các loại thép hình.
Phôi thép và thành phẩm
Phôi thép tạo ra sẽ khác nhau phụ thuộc vào những kim loại mà bỏ vào lò đúc và được pha ra. Thường sẽ có 3 loại phôi:
- Phôi phiến: là loại phôi thanh, dùng để cán ra thép cuộn cán nóng, thép tấm cán nóng, thép cuộn cán nguội hoặc thép hình
- Phôi thanh: là loại phôi thanh có tiết diện 100×100, 125×125, 150×150, có kích thước thường dài 6 – 9 – 12m, thường dùng để cán kéo thép xây dựng, thép thành vằn.
- Phôi Bloom: là loại phôi có thể sử dụng thay thế cho phôi phiến và phôi thanh
Sau khi phôi được đúc xong sẽ ở 2 trạng thái khác nhau là:
- Trạng thái nóng: trạng thái này sẽ duy trì phôi thép ở một nhiệt độ cao sau đó chuyển tiếp tại chỗ đến quá trình cán tạo hình ra sản phẩm
- Trạng thái nguội: trạng thái này phôi sẽ nguội và được chuyển tới các nhà máy khác và sau đó sẽ được làm nóng lại rồi mới chuyển tiếp đến quá trình cán tạo hình ra sản phẩm