Hiện nay, xuất khẩu hàng hóa là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta, thu hút nhiều ngoại tệ và đóng góp nhiều vào GDP cho quốc gia. Bạn đang quan tâm đến xuất khẩu, các hình thức xuất khẩu chủ yếu là gì? Cùng Nhựa Sài Gòn tìm hiểu các vấn đề này qua bài viết sau.
Tóm tắt nội dung
Xuất khẩu hàng hóa là gì?
Xuất khẩu hàng hóa được hiểu là hàng hóa, dịch vụ được sản xuất ở một nước và bán cho người mua ở nước khác.
Khái niệm xuất khẩu hàng hóa theo Luật thương mại 2005 thì được nêu cụ thể tại Điều 28, khoản 1 như sau:
“Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”
Ví dụ về xuất khẩu hàng hóa: Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới, xuất khẩu đến các nước có nhu cầu về cà phê. Các nước nhập cà phê này do điều kiện đất đai không thích hợp để trồng nên phải nhập khẩu cà phê từ Việt Nam.
>>>Xem thêm:
Các phương thức xuất khẩu hàng hóa phổ biến
Hiện nay có 3 phương thức vận chuyển chính để xuất khẩu hàng hóa từ nước này qua nước khác.
Xuất khẩu hàng hóa bằng đường bộ
Với sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước hiện nay thì xuất khẩu hàng hóa bằng đường bộ đóng vai trò quan trọng.
Các nước chỉ cách nhau bằng đường bộ, vận chuyển hàng hóa bằng xe tải lớn là một lựa chọn phù hợp. Ví dụ như Việt Nam thường xuất khẩu hàng hóa sang các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia… bằng đường bộ.
Còn nếu hàng hóa cần xuất khẩu đến nước ngăn cách bởi biển thì chỉ có 2 lựa chọn là đường hàng không và đường biển.
Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Thông thường, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không đối với các hàng hóa dễ hư hỏng như thực phẩm, trái cây, hoa vì máy bay có thời gian vận chuyển xa nhanh nhất.
Tuy nhiên, các hàng hóa được vận chuyển theo phương thức này sẽ thường đắt hơn nhiều do chi phí vận chuyển cao.
Xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển
Mỗi phương thức vận chuyển sẽ có những ưu điểm riêng. Trong đó vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là phương thức xuất khẩu có chi phí thấp và được sử dụng để xuất khẩu số lượng hàng hóa lớn, có thể thời gian vận chuyển mất cả tháng.
Ví dụ về xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển là xuất khẩu vật liệu làm từ nhựa, thép, quần áo… Thực phẩm đông lạnh đã qua chế biến và xử lý cũng có thể được xuất khẩu bằng phương thức này.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng pallet trong vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng. Pallet nhựa có vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng hóa, được sử dụng kê hàng hóa để xuất khẩu giúp công việc dễ dàng và nhanh chóng, phù hợp để sắp xếp hợp lý trên Container. Nếu bạn có nhu cầu mua pallet nhựa để vận chuyển hàng hóa, hãy liên hệ Nhựa Sài Gòn qua hotline 0971.245.088 để được tư vấn và báo giá.
Các hình thức xuất khẩu hàng hóa cơ bản
Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu mà một doanh nghiệp trong nước trực tiếp xuất khẩu hàng hóa cho một doanh nghiệp khác ở nước ngoài thông qua các tổ chức của chính mình.
Ưu điểm của hình thức này là giảm bớt được chi phí trung gian, tăng thu nhập cho doanh nghiệp. Ngoài ra còn giúp nắm được nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra phương án kinh doanh phù hợp.
Xuất khẩu gián tiếp
Là hình thức xuất khẩu mà nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu phải thông qua bên thứ 3 (người này gọi là bên trung gian).
Ưu điểm của xuất khẩu gián tiếp là giảm chi phí tìm kiếm bạn hàng, tạo điều kiện cho việc mở rộng kinh doanh. Tuy nhiên sẽ gặp nhược điểm là bị thụ động khi phải phụ thuộc nhiều vào bên trung gian.
Xuất khẩu gia công uỷ thác
Xuất khẩu gia công uỷ thác có nghĩa là đơn vị ngoại thương đứng ra cung cấp nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho xí nghiệp gia công, sau đó sẽ thu hồi thành phẩm để bán cho bên nước ngoài.
Ưu điểm:
- Không mất vốn để sản xuất, kinh doanh.
- Ít rủi ro và chắc chắn được thanh toán
- Được trang bị những thiết bị công nghệ cao tạo nguồn vốn để xây dựng cơ bản
Nhược điểm: Giá gia công quá rẻ, khách hàng không biết đến người gia công, không nắm được nhu cầu thị trường nên khó có thể điều chỉnh sản phẩm kinh doanh phù hợp.
Buôn bán đối lưu
Buôn bán đối lưu hay còn được gọi là mậu dịch đối lưu, thương mại đối lưu, đây là phương thức giao dịch trao đổi hàng hóa, trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời cũng là người mua, lượng hàng giao đi có giá trị tương xứng với lượng hàng nhận về.
Thông thường hình thức này được thực hiện ở các nước đang phát triển. Các nước này hầu như rất thiếu ngoại tệ, nên phải dùng đến buôn bán đối lưu để cân đối nhu cầu trong nước.
Xuất khẩu hàng hóa tại chỗ
Xuất khẩu tại chỗ là hình thức mà hàng hóa sẽ không di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia mà được sử dụng trong các khu chế xuất hoặc doanh nghiệp bán sản phẩm cho các tổ chức nước ngoài ở trong nước.
Hình thức này ngày càng phổ biến hơn, tuy nhiên các doanh nghiệp bán hàng sẽ thu lại ít lợi nhuận hơn.
Tạm nhập tái xuất
Tạm nhập tái xuất là việc hàng hóa được làm thủ tục thông quan, nhập khẩu vào nước này sẽ được xuất khẩu tới 1 nước khác.
Bản chất, hàng hóa này được xuất khẩu 2 lần, xuất khẩu đi từ nước đầu tiên, sau đó tạm nhập vào nước này và lại xuất khẩu sang một nước khác.
Chuyển khẩu
Trong đó hàng hóa sẽ đi thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu. Nước tái xuất trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu. Ưu điểm của hình thức này là hàng hóa được miễn thuế xuất khẩu.
Trên đây là những thông tin liên quan đến xuất khẩu hàng hóa, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn. Hãy tiếp tục theo dõi các chủ đề mới từ Nhựa Sài Gòn – Địa chỉ cung cấp pallet nhựa số 1 TPHCM để cập nhật thêm nhiều bài học, thông tin hữu ích nhé.