Thương mại quốc tế phát triển đã khiến con người thấy rõ hơn về tầm quan trọng của cảng biển. Chúng là mắt xích giữa các quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi để dễ dàng xử lý, lưu trữ và vận chuyển hàng hóa. Trong bài viết dưới đây, Nhựa Sài Gòn sẽ gửi đến người đọc 5 cảng lớn nhất Đông Nam Á hiện nay.
Tóm tắt nội dung
Cảng Singapore
Cảng Singapore xuất hiện trong bài viết này với vai trò là một trong những cảng lớn nhất Đông Nam Á. Bên cạnh đó, đây còn là cảng bận rộn nhất trên thế giới về mặt trọng lượng tàu hàng xử lý. Số lượng hàng hóa vận chuyển tại cảng bằng ⅕ lượng hàng hóa vận chuyển bằng container trên thế giới. Tại đây có hơn hàng ngàn tàu, kết nối với hơn 600 cảng khác và trải rộng trên các lục địa.
Cảng Singapore nằm ở phía Nam bán đảo Malay và cách cảng Johor, Malaysia 30km về phía Tây Nam, Vì sở hữu vị trí địa lý thuận lợi cùng sự đầu tư nhiệt tình của chính phủ, cảng đã trở thành cửa ngõ quan trọng kết nối thương mại Châu Á với phần còn lại của thế giới.
Ngoài việc giữ vai trò là một trung tâm vận chuyển, cảng Singapore còn thực hiện nhiều dịch vụ khác. Cụ thể như sửa chữa tàu, bảo trì và dịch vụ hậu cần. Tại cảng có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho người dân, từ đó góp phần trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Cảng Muara, Brunei
Muara là cảng biển lớn nhất vương quốc Brunei, đồng thời đây cũng là cảng biển sôi nổi và bận rộn bậc nhất Đông Nam Á. Tháng 2/2017, bến container ở cảng Muara được bàn giao cho Công ty Cảng Muara Sdn Bhd (Trung Quốc) và Công ty Darussalam Asset (Brunei). Đây là một phần trong kế hoạch xây dựng Hành lang kinh tế Quảng Tây – Brunei.
Cảng Muara vừa là tuyến thương mại quốc tế chính của quốc gia, vừa là nơi có bến tàu container lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Cảng đã tiếp nhận và vận chuyển hơn 5 triệu TEU container mỗi năm, đồng thời còn kết nối với hơn 100 cảng của các quốc gia khác trên thế giới. Nhờ vậy mà nền kinh tế đối ngoại của Brunei được phát triển mạnh mẽ.
Cảng Tanjung Priok, Indonesia

Cảng Tanjung Priok nằm tại Tanjung Priok, Bắc Jakarta và chịu sự điều hành của nhà nước Indonesia. Đây là một trong những cảng lớn nhất Đông Nam Á và là cảng hiện đại – tiên tiến nhất tại đất nước này.
Nói Tanjung Priok là cảng bận rộn nhất Indonesia cũng không sai bởi ở đây xử lý hơn 50% lượng hàng hóa lưu thông trong cả nước. Cụ thể, trong các năm 2016, 2017 và 2018, cảng đã xếp dỡ 6,2 triệu, 6,92 triệu và 7,8 triệu TEU hàng hóa.
Hiện nay chính phủ Indonesia đang đặt nhiều sự quan tâm hơn vào việc phát triển cảng này. Cơ sở hạ tầng cũng như tiện ích của cảng được đầu tư, cải thiện mạnh mẽ nhằm tăng độ thu hút của cảng. Với sự đầu tư mạnh tay như vậy, vào năm 2019, cảng Tanjung Priok rất vinh danh khi xếp hạng thứ 22 trong số các cảng container bận rộn nhất trên thế giới do Lloyd’s One Hundred Ports thống kê.
Cảng Bangkok, Thái Lan
Bangkok là cảng biển giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế thương mại của Đông Nam Á. Bởi đây là nơi kết nối các cảng biển của các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới.
Cảng Bangkok khá hiện đại khi sở hữu 9 cầu tàu xếp dỡ hàng rời, 2 bến tàu container cùng các tuyến đường sắt chạy dọc bến. Các tuyến đường sắt này chạy dọc theo các bến cảng, đảm bảo sự thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa. Ngoài ra. tại đây còn có kho chứa hàng hóa với diện tích lên tới 168.000 m2, trong đó còn có 4 cẩu 8 tấn, 8 cẩu 3 tấn và hơn 2 cẩu nổi 100 tấn.
Các mặt hàng vận chuyển chủ yếu ở cảng này thường là lương thực, hàng công nghiệp và dầu.
Cảng Laem Chabang, Thái Lan

Cảng Laem Chabang có vị trí địa lý nằm ở phía Đông Nam Vịnh Thái Lan. Mặc dù cảng chỉ có độ lớn đứng thứ 3 Thái Lan với nhiệm vụ giảm bớt sự quá tải của cảng Bangkok. Thế nhưng đây vẫn là một trong những cảng lớn nhất Đông Nam Á và giữ vai trò quan trọng trong việc kết nối thương mại giữa Thái Lan và toàn cầu.
Cảng sở hữu 30 cầu cảng và được trang bị các phương tiện xếp dỡ tiên tiến cùng các mạng lưới giao thông như đường sắt, đường cao tốc và sân bay. Từ đó, cảng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa. Đồng thời cảng đang được đầu tư mở rộng thêm nhiều các dịch vụ hàng hải khác để phục vụ các hãng tàu lớn trên thế giới.
Theo dự kiến, đến năm 2029, cảng Laem Chabang sẽ hoàn tất quá trình mở rộng với tổng kinh phí hơn 30 tỷ baht (927 triệu đô la Mỹ). Đảm bảo phục vụ được 18 triệu container mỗi năm. Từ đó sẽ tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp sản xuất, thúc đẩy kế hoạch tăng trưởng. Đặc biệt, vì là cảng cửa ngõ lớn thứ ba trên thế giới nên việc đầu tư vào cảng này sẽ giúp thúc đẩy kinh tế Thái Lan trong thời gian tới.
Lời kết
Trên đây là danh sách 5 cảng lớn nhất Đông Nam Á do Nhựa Sài Gòn tổng hợp được. Bạn có thể truy cập vào trang web chúng tôi để đọc các thông tin bổ ích khác hoặc tìm hiểu thêm về sản phẩm thùng rác nhựa nếu có nhu cầu.