Cao su và nhựa đều là những vật liệu đa năng trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, hiểu được sự khác nhau giữa cao su và nhựa sẽ giúp bạn đưa ra những lựa chọn tốt, sáng suốt hơn. Những thông tin dưới đây do Nhựa Sài Gòn chia sẻ sẽ đi sâu vào sự khác biệt giữa hai vật liệu, từ khái niệm đến thành phần, cấu trúc và ứng dụng.
Tóm tắt nội dung
Khái niệm về cao su và nhựa
Để biết được sự khác nhau giữa cao su và nhựa, trước hết chúng ta phải hiểu rõ về khái niệm của từng loại vật liệu. Cao su là một loại vật liệu polyme được biết đến với độ bền cơ học cao và khả năng biến dạng đàn hồi lớn.
Vật liệu còn có độ co giãn cao đến bất ngờ, nó có thể kéo dài gấp 8 lần so với trạng thái ban đầu. Chính vì vậy mà sản phẩm được ứng dụng nhiều để làm lốp xe, vòng đệm, miếng đệm, các sản phẩm công nghiệp, tiêu dùng khác.
Hiện nay cao su được chia làm 2 loại là cao su tự nhiên và cao su tổng hợp. Trong đó, cao su tự nhiên được hình thành từ nhựa mủ của một số cây. Còn cao su tổng hợp lại có nguồn gốc từ các sản phẩm phụ của dầu mỏ.
Mặt khác, nhựa là các hợp chất cao phân tử có tính linh hoạt cao, độ bền vượt trội và độ hiệu quả về mặt chi phí. Sản phẩm còn có thể sản xuất thành nhiều hình dạng, kích thước khác nhau.
Chính những điểm cộng nổi trội ấy đã giúp nhựa được sử dụng nhiều trong đời sống hằng ngày. Một số ứng dụng nổi bật của loại vật liệu này có thể kể đến áo mưa, túi nilon, sử dụng trong các ngành ô tô, điện tử,…
Sự khác nhau giữa cao su và nhựa về thành phần và cấu trúc
Thành phần và cấu trúc là biểu hiện lớn của sự khác nhau giữa cao su và nhựa, cụ thể:
Cao su
Nhờ sở hữu các chuỗi polymer dài có mức độ liên kết ngang cao nên cao su có tính đàn hồi tốt. Bên cạnh đó, cấu trúc vật liệu còn cho phép sản phẩm co giãn và trở lại hình dạng ban đầu.
Mặt khác, cao su (đặc biệt là cao su tự nhiên) còn rất thân thiện với môi trường. Nguyên nhân là vì vật liệu có nguồn gốc từ nguồn tài nguyên tái tạo. Mặc dù vậy, trong quá trình sản xuất cao su vẫn sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường. Quá trình ấy sẽ làm sản sinh ra các chất thải, gây ô nhiễm không khí và nước. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể giảm thiểu những tác động tiêu cực trên bằng các biện pháp cụ thể.
Nhựa
Tùy theo từng loại nhựa cụ thể mà thành phần cấu tạo sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung vật liệu nhựa sẽ bao gồm chất phụ gia, chất độn và chất gia cố. Ngoài ra, với cấu trúc phân tử đặc biệt, nhựa có độ linh hoạt cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất tạo ra các sản phẩm có hình dạng, kích thước,… khác nhau.
Nhắc đến nhựa phải nhắc đến những ưu điểm vượt trội sau:
- Không chỉ có tính linh hoạt, vật liệu này còn có độ bền và khả năng chống ăn mòn cao. Sản phẩm có thể hoạt động trong các môi trường có điều kiện khắc nghiệt. Chính đặc điểm này đã giúp nhựa được sử dụng nhiều để làm vật liệu xây dựng, linh kiện ô tô và thiết bị điện tử,…
- Xét về độ nhẹ, nhựa ăn đứt cao su. Từ đó góp phần tiết kiệm nhiên liệu, giảm chi phí xử lý vật liệu, đồng thời còn giúp việc lắp ráp và lắp đặt diễn ra dễ dàng hơn.
- Ngoài ra, một số vật liệu nhựa còn có tính cách điện tốt.
Mặc dù sở hữu nhiều điểm cộng là vậy, thế nhưng nhựa lại tác động lớn đến môi trường. Chất thải nhựa phải mất một khoảng thời gian rất dài mới có thể phân hủy được. Từ đó làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đất.
Bên cạnh đó, việc xử lý rác thải nhựa không đúng cách cũng có thể dẫn đến tình trạng ô nhiễm nhựa, tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người. Hiện nay nhiều chính phủ quốc gia đang ban hành các chính sách nhằm giảm thiểu ô nhiễm nhựa.
Sự khác nhau giữa cao su và nhựa trong ứng dụng
Sự khác nhau giữa cao su và nhựa còn được biểu hiện rõ ràng và cụ thể về mặt ứng dụng. Đối với nhựa, chúng ta có thể sử dụng để làm ống PVC, màng đóng gói, phụ tùng ô tô, thiết bị y tế, điện tử tiêu dùng, bao bì,…
Trong khi đó, cao su thường xuất hiện nhiều ở các ngành công nghiệp như ô tô, giày dép và sản xuất. Chúng được ứng dụng để làm lốp xe, vòng đệm, băng tải, linh kiện ô tô, giày dép,…
Phân biệt nhựa và cao su bằng các đặc điểm khác
Bên cạnh thành phần, cấu trúc hay ứng dụng, người ta còn phát hiện ra sự khác nhau giữa cao su và nhựa dựa vào nhiều đặc điểm khác, cụ thể:
- Thuộc tính: Thuộc tính của nhựa là độ bền, tính linh hoạt trong thiết kế và khả năng kháng chất tuyệt vời. Trong khi đó, cao su lại có độ đàn hồi và đặc tính bịt kín đáng kinh ngạc. Hiểu rõ sự khác nhau về thuộc tính giữa 2 vật liệu sẽ giúp các nhà sản xuất chọn được sản phẩm thích hợp.
- Tính chất cơ học: Giữa nhựa và cao su cũng có những tính chất cơ học khác nhau. Một lời khuyên dành cho bạn là nếu cần một vật liệu có tính linh hoạt và khả năng hấp thụ sốc cao thì cao su chính là sự lựa chọn tuyệt vời. Mặt khác, nếu cần độ bền và độ cứng cao thì nhựa sẽ phù hợp hơn.
Lời kết
Để giúp người đọc nhận biết được sự khác nhau giữa cao su và nhựa, chúng tôi đã xét đến các khía cạnh như khái niệm, thành phần, cấu trúc và ứng dụng. Mong rằng những thông tin trên do Nhựa Sài Gòn chia sẻ sẽ bổ ích đối với người đọc.
Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp hoặc cần tư vấn về các loại thùng rác nhựa, pallet nhựa vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các phương thức dưới đây:
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Địa chỉ: 154/1 Quốc lộ1A- Tân Thới Hiệp- Quận 12- TP.HCM
Hotline: 0971 245 088
Website: https://nhuasaigon.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/nhuasaigon.com.vn/
Email: Marketing.nhuasg@gmail.com
Xem thêm các bài viết tương tự:
Pallet gỗ dễ bị mối mọt – Biện pháp xử lý | NSG
[Cảnh báo] vấn đề khi dùng thùng rác kém chất lượng
Đánh giá các loại pallet nhựa chịu lực tốt trên thị trường hiện nay