Thị Trường Nông Sản Là Gì? Cách Xâm Nhập Vào Thị Trường Nông Sản Hiệu Quả

Hiểu rõ được thị trường nông sản sẽ giúp người dân và doanh nghiệp có những định hướng sản xuất, kinh doanh hợp lý. Những năm gần đây, thị trường nông sản luôn biến động, ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sản xuất và đời sống của người dân. Vậy thị trường nông sản là gì? Bài viết dưới đây của Nhựa Sài Gòn sẽ trả lời cho bạn câu hỏi này nhé!

Tóm tắt nội dung

Thị trường nông sản là gì?

Thị trường nông sản là những mối quan hệ về giao dịch hàng hóa nông sản diễn ra tại một khu vực nhất định và trong khoảng thời gian nhất định. Nói một cách đơn giản, thị trường nông sản là nơi diễn ra các hoạt động có liên quan trực tiếp đến giao dịch hàng hóa nông sản.

thị trường nông sản là gì
Thị trường nông sản là gì?

Thị trường nông sản gồm 3 hình thức:

  • Thị trường tư liệu sản xuất: Là tập hợp các cá nhân, tổ chức mua và bán tư liệu sản xuất đầu vào như giống, thức ăn, phân… cũng như dịch vụ tiêm phong, làm đất, thủy lợi… để phục vụ cho quá trình sản xuất ra sản phẩm nông sản
  • Thị trường người bán buôn và trung gian: Là tập hợp những cá nhân, tổ chức mua hàng của người sản xuất nông sản rồi sau đó bán lại cho người khác hoặc bán cho người tiêu dùng để lấy lời. Thị trường này gồm có: người thu mua lưu động, người bán buôn và người bán lẻ.
  • Thị trường tiêu dùng: Là những cá nhân hay gia đình mua lại hoặc có thể bằng một phương thức trao đổi nào đó để đổi lấy loại nông sản, dịch vụ để phục vụ cho cá nhân

Vai trò của thị trường nông sản

Với tính cách là một phạm trù kinh tế, thị trường nông sản có những vai trò như sau:

Vai trò thừa nhận

Vai trò này của thị trường nông sản thể hiện ở chỗ người mua chấp nhận mua nông sản hàng hóa của người bán, từ đó hàng hóa đã được bán. Người mua thực hiện chức năng này có nghĩa là đã thừa nhận các hoạt động sản xuất nông sản hàng hoá và mua bán chúng theo yêu cầu các quy luật của kinh tế thị trường.

vai trò thị trường nông sản là gì

Mọi yếu tố đầu vào và đầu ra của nông sản đều thực hiện được việc bán, có nghĩa là chuyển quyền sở hữu nông sản với những giá trị nhất định, thông qua việc thực hiện một loạt các thỏa thuận về giá cả, chất lượng, số lượng, phương thức giao nhận hàng… trên thị trường. Vai trò thừa nhận của thị trường nông sản là quan trọng nhất và có tính chất quyết định.

Vai trò thực hiện

Thị trường nông sản gồm các hoạt động mua và bán nó là hoạt động bao trùm cả thị trường. Hoạt động mua bán là cơ sở để quyết định các mối quan hệ kinh tế giữa các đối tượng tham gia. Vai trò thực hiện của thị trường nông sản thể hiện ở chỗ nó thực hiện hành vi trao đổi, thực hiện cân bằng cung cầu từng loại hàng hoá, hình thành giá cả và thực hiện giá trị của các nông sản phẩm.

Vai trò điều tiết kích thích

Thị trường nông sản vừa là mục tiêu mà vừa là động lực để thúc đẩy các chủ thể kinh tế. Đây là cơ sở khách quan để thực hiện chức năng điều tiết kích thích của thị trường nông sản. Ngoài ra, thị trường nông sản có vai trò quan trọng trong việc phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn nông sản của đất nước, cũng như từng phân ngành của ngành nông nghiệp.

vai trò thị trường nông sản
Vai trò thị trường nông sản

Vai trò thông tin

Thị trường nông sản có vai trò cung cấp các thông tin như sau: tổng cung, tổng cầu, giá cả hàng hóa, cơ cấu cung cầu các loại nông sản hàng hoá, chất lượng, thị hiếu khách hàng, cách thức, phong tục tiêu dùng của người dân…

Cả 4 vai trò của thị trường nông sản có mối quan hệ chặt chẽ và bổ trợ cho nhau, giúp thị trường thể hiện đầy đủ vai trò bản chất của mình.

Cách xâm nhập vào thị trường nông sản hiệu quả

Để hạn chế các rủi ro không mong muốn từ thị trường nông sản, trước khi tham gia vào quá trình sản xuất hay mua bán nông sản, các cá nhân, tổ chức cần xác định những yếu tố sau:

Quy mô thị trường nông sản

Việc xác định quy mô/kích thước thị trường nông sản giúp doanh nghiệp dự đoán và dự tính lợi nhuận. Đây là yếu tố quan tâm lớn nhất khi doanh nghiệp muốn tiến vào một thị trường mới.

cách xâm nhập thị trường nông sản
Cách xâm nhập thị trường nông sản

Phân khúc thị trường

Phân tích phân khúc thị trường từ nhiều cách chia khác nhau để có kết luận phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp hướng tới. Phân khúc thị trường có thể chia theo:

  • Giá cả: cao cấp, trung cấp, thấp cấp
  • Địa lý: khu vực miền Bắc, Trung, Nam
  • Loại sản phẩm: mít tươi, mít non, mít sấy…
  • Ứng dụng: các ngành nào đang sử dụng sản phẩm: y tế, giáo dục, dân cư, cộng đồng…
  • Đối tượng khách hàng: chia theo nhân khẩu học hoặc nhóm khác như dân dụng

Tốc độ tăng trưởng thị trường nông sản

Tốc độ tăng trưởng quyết định tới mức độ tiềm năng của thị trường nông sản. Tốc độ tăng trưởng tốt là tín hiệu của một thị trường tiềm năng. Ngoài việc nhìn vào mỗi năm doanh thu tăng giảm bao nhiêu phần trăm, tốc độ tăng trưởng còn được đo theo chỉ số CAGR – Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép. Con số này đại diện cho khả năng hoàn vốn đầu tư. Con số này càng cao thì thị trường nông sản càng có tương lai khả quan.

Xu hướng thị trường

Năm bắt xu hướng thị trường là một phần thiết yếu trong phân tích thị trường nông sản. Nắm bắt được xu hướng thị trường sẽ giúp bạn quyết định được việc mình nên bán sản phẩm nào. Khi phân tích được xu hướng thị trường ta thấy được khách hàng ưa chuộng sử dụng sản phẩm gì? Đặc điểm, tính chất gì họ đang quan tâm? Họ đang làm gì và vì sao?

cách xâm nhập thị trường nông sản

Mức độ cạnh tranh

Mức độ cạnh tranh thị trường thể hiện ở số lượng đối thủ trong ngành và thị phần của họ. Khi phân tích mức độ cạnh tranh, ta cũng nghiên cứu các điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ để học hỏi cũng như rút kinh nghiệm để cân nhắc đưa ra phương án cạnh tranh thích hợp.

Kênh phân phối

Nếu không có kênh phân phối thì sẽ không thể đưa được sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng. Phân tích thị trường cần cân nhắc và xem xét sự hiệu quả của kênh phân phối hiện tại hoặc cách xây dựng một kênh phân phối mới sao cho phù hợp với tình hình và xu hướng thị trường nhất.

Luật pháp

Khi muốn tiến vào một thị trường mới, các doanh nghiệp cần phải có các giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đặc biệt. Phân tích thị trường sẽ giúp bạn tìm hiểu các yêu cầu pháp lý, quy trình, chi phí và thời gian thực hiện những yêu cầu này.

Mặt hạn chế của thị trường nông sản là gì?

Công tác quản lý thị trường chưa tốt: Giá cả thị trường biến động liên tục, gây thiệt hại cho người sản xuất nông nghiệp. Ở những vùng sâu, vùng xa, vì nhiều lý do mà tiến bộ kỹ thuật mới không đến được tận hộ nông dân. Hàng giả, hàng kém chất lượng còn tràn lan trên thị trường.

Thị trường vốn: Các hộ nông dân thường rất khó vay hoặc không vay được khoản vay lớn và dài hạn từ ngân hàng. Điều này đã gây cản trở, khó khăn lớn cho việc đầu tư chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.

hạn chế thị trường nông sản

Thị trường tiêu thụ nông sản: Hệ thống thị trường nội địa chưa ổn định tình trạng mất cân bằng cung cầu thường xuyên xảy ra, nên còn tình trạng một số nông sản, thực phẩm, các loại hoa quả… khi thì thiếu rất gay gắt, nhưng khi được mùa lại có cảm giác ứ đọng, dư thừa. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:

  • Mạng lưới giao thông nông thôn ở nhiều vùng chưa hoàn chỉnh, đặc biệt ở các vùng núi, vùng xa gây khó khăn cho vận chuyển và mua bán nông sản.
  • Hệ thống chợ ở nông thôn còn thiếu, còn khoảng 30% số xã chưa có chợ. Hệ thống các trung tâm thương mại vùng và liên vùng đang trong quá trình hình thành nên chưa đồng bộ.
  • Kiến thức, năng lực và điều kiện tiếp cận thông tin thị trường nông sản của người sản xuất còn yếu nên chưa nắm bắt được các xu hướng mới của thị trường
  • Tranh mua, tranh bán của thị trường trong trường hợp cụ thể còn rất nặng nề và chưa khắc phục được.

Độc quyền trong thị trường nông nghiệp: Đây là tình trạng khá phổ biến trong thị trường nông sản.

Qua bài viết trên, Nhựa Sài Gòn hy vọng bạn có thể hình dung ra thị trường nông sản là gì cũng như một số đặc điểm của nó để hạn chế những rủi ro cũng như cách thức xâm nhập vào thị trường nông sản, từ đó đem lại hiệu quả cao nhất.