Trong ngành công nghiệp xây dựng, thiết bị nâng hạ là loại máy đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy thực chất loại máy này dùng để làm gì? Được phân loại ra sao? Mời bạn đọc cùng Nhựa Sài Gòn tìm hiểu các thông tin liên quan tới thiết bị nâng hạ qua bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
Tổng quan về thiết bị nâng hạ
Thiết bị nâng hạ là gì?
Thiết bị nâng hạ là tên gọi chung của các loại máy móc, thiết bị, phương tiện có khả năng đưa vật nặng từ nơi thấp lên trên cao và ngược lại thông qua cơ cấu nâng hạ chuyên dụng.
Một số thiết bị nâng hạ còn có nhiệm vụ di chuyển hàng hóa, vật nặng từ nơi này qua nơi khác nhờ bộ phận chuyển động độc lập.
Thiết bị nâng hạ ra đời, được sử dụng với mục đích thay thế sức lao động của con người trong việc nâng hạ, xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa trong phạm vi nhất định. Loại thiết bị này có thể nâng hạ hàng hóa có tải trọng từ vài trăm ký đến hàng ngàn tấn.
Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người, hiện nay trên thị trường, thiết bị nâng hạ được thiết kế với nhiều hình dạng, kích cỡ và cách hoạt động khác nhau.
Xem thêm: Có Nên Mua Xe Nâng Điện Không? Ưu Và Nhược Điểm Của Nó
Đặc điểm của thiết bị nâng hạ
Đặc điểm chính của thiết bị nâng hạ là quá trình chuyển động lên xuống lặp đi lặp lại. Một thiết bị được coi là thiết bị nâng hạ khi và chỉ khi nó có khả năng thay đổi độ cao của vật thể so với vật làm mốc, trong một không gian nhất định. Ngoài ra, các thiết bị nâng hạ còn có thể tích hợp các chức năng vận tải, thay đổi phương, chuyển động quay trục máy, lắc quanh trục ngang thông qua các bộ phận phối hợp chuyển động.
Vì thế, các loại băng tải cũng được xem là một thiết bị nâng hạ. Tuy nhiên khi nhắc tới thiết bị nâng hạ, người ta thường nghĩ tới các loại máy có thể thay đổi độ cao của vật thể theo phương thẳng đứng hoặc một góc nghiêng lớn theo phương nằm ngang.

Các loại thiết bị nâng hạ trên thị trường
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thiết bị nâng hạ khác nhau. Tùy theo cấu tạo, cách thức hoạt động và tải trọng… mà người ta có thể phân chia thiết bị nâng hạ thành nhiều loại khác nhau.
Xe nâng
Xe nâng là thiết bị nâng có tích hợp khả năng di chuyển hàng hóa từ nơi này qua nơi khác, đưa vật thể lên cao theo phương thẳng đứng.
Xe nâng được chia thành nhiều loại như: xe nâng tay, xe nâng điện, xe nâng người, xe nâng dầu, bàn nâng thủy lực…
- Xe nâng tay thấp tiêu chuẩn, xe nâng tay thấp càng siêu ngắn, xe nâng tay thấp càng siêu dài, xe nâng tay cắt kéo…
- Xe nâng tay cao: Xe nâng tay cao mini, xe nâng tay cao 1 tấn, 1.5 tấn, 2 tấn, 3 tấn, chiều cao nâng cũng có rất nhiều loại từ 800mm đến 3000mm
- Xe nâng điện được chia làm hai nhóm, nhóm nâng hạ và di chuyển hoàn toàn bằng điện và nhóm bán tự động
- Thang nâng hàng: Dạng nâng thủy lực và ziczac, tải trọng đa dạng từ 500kg đến 10 tấn
- Xe nâng người, hàng hóa với độ cao làm việc tối đa 16m và có cả những loại xe nâng có mức cao đến 40 mét, sức vươn đến 15 mét

Cần cẩu (cần trục)
Cần cẩu hay còn gọi là cầu trục là một thiết bị nâng hạ với tải trọng và chiều cao nâng lớn. Chúng được chia thành 2 loại như sau:
- Cầu trục tháp: Đây là loại thiết bị nâng hạ có chiều cao lớn nhất, có khả năng nâng hạ hàng hóa lên độ cao hàng trăm mét theo phương thẳng đứng và được dùng chủ yếu trong xây dựng các tòa nhà cao tầng. Cần trục tháp được thành 2 loại: cần trục tháp di động và cần trục tháp chân cố định.
- Cần trục tự hành (cần cẩu, xe cẩu): Thiết bị nâng hạ này chuyên dùng cho hoạt động nâng hạ và đưa hàng hóa lên cao. Ngoài ra, nó còn có khả năng di chuyển trên quãng đường dài mà không cần phương tiện khác hỗ trợ. Cần trục tự hành được thiết kế với bộ phận nâng hạ độc lập gồm cần tay cần gắn trên xe có khả năng thay đổi chiều cao, góc nghiêng kết hợp với hệ thống dây cáp, ròng rọc để đưa hàng lên cao.

Thiết bị nâng hạ đơn giản
Đây là tên gọi chung của nhóm thiết bị nâng hạ có cấu tạo đơn giản. Nó chủ yếu là thiết bị nâng cơ như kích nâng, bàn nâng, bòn bẩy, bát xích… chủ yếu được dùng cho các trường hợp khẩn cấp, giải pháp thay thế tạm thời, có tải trọng thấp và chiều cao nâng từ vừa phải tới thấp.
Ngoài những loại kể trên còn một số loại thiết bị nâng hạ khác như:
- Cổng trục
- Cầu trục dầm đơn, cầu trục dầm đôi
- Cần trục tháp, cần trục cáp
- Cần trục quay di động (ô tô, bánh xích, bánh lốp)
- Cần trục chân đế và cầu trục nổi
- Cần trục cột buồm và cần trục cột quay
Tùy vào nhu cầu sử dụng mà quý khách lựa chọn cho mình loại thiết bị nâng hạ phù hợp.
Trên đây là tổng hợp các thông tin về các thiết bị nâng hạ mà Nhựa Sài Gòn muốn chia sẻ tới bạn trong quá trình sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thiết bị nâng hạ trước khi mua.