[Chi Tiết] Thủ Tục Nhập Khẩu Trái Cây Tươi Về Việt Nam

Hiện nay, các loại trái cây nhập khẩu như nho Mỹ, nho Nhật, táo Nam Phi, quýt Hàn Quốc, cherry Mỹ… đang được rất nhiều người Việt Nam ưa chuộng. Do thị hiếu của người Việt thích trái cây nhập ngoại nên việc nhập khẩu trái cây ngày càng tăng nhanh. Vậy bạn đã biết để được nhập vào Việt Nam, thủ tục nhập khẩu trái cây tươi trải qua quy trình như thế nào không? Cùng Nhựa Sài Gòn tìm hiểu nhé!

Tóm tắt nội dung

Danh sách trái cây được phép nhập khẩu vào Việt Nam

Không phải loại trái cây nào cũng được phép nhập khẩu vào Việt Nam mà chỉ có 1 số loại có xuất xứ từ 1 số quốc gia mới được phép nhập khẩu. 

thủ tục nhập khẩu trái cây tươi

Dưới đây là danh sách các loại trái cây được nhập khẩu vào Việt Nam:

Cam Quýt Chanh Bưởi Táo Chuối Xoài Thanh long Cherry
Ai Cập x x x
Argentina x x
Ba Lan x
Bỉ x x
Cambodia x x x
Canada x x
Chile x
Hà Lan x x
Hoa Kỳ x x x
Lào x x x x x x
Nam Phi x x
New Zealand x x
Peru
Pháp x
Philippines x
Spain
Úc x x x
Nhật Bản x
Hàn Quốc x x
Trung Quốc x x x x x x x x

 

Nho Kiwi Đào Dâu tây Nhãn Măng cụt Việt Quất Hồng Chanh leo
Ai Cập
Argentina
Ba Lan
Bỉ
Cambodia
Canada
Chile x
Hà Lan
Hoa Kỳ x x
Lào x
Nam Phi x
New Zealand x x x x
Peru x
Pháp x
Philippines
Spain x
Úc x
Nhật Bản
Hàn Quốc x x x
Trung Quốc x x x x x x x

x là những nơi đã được cấp phép nhập khẩu vào Việt Nam

Lưu ý: Có thể có những loại quả đã được nhập vào Việt Nam rồi nhưng chưa được cập nhật lên web của Cục Bảo Vệ Thực Vật nên bạn có thể gọi hỏi trực tiếp trên cục nhé!

Thủ tục nhập khẩu trái cây tươi hoàn chỉnh

Sau đây là các thủ tục cần có khi nhập khẩu trái cây tươi:

  • Phiếu đăng ký kiểm dịch
  • Bản khai kiểm dịch
  • Chứng nhận hoàn thành kiểm dịch từ nước xuất khẩu
  • Hoá đơn
  • Giấy phép kiểm dịch 
  • Một số giấy tờ khác… 

thủ tục nhập khẩu trái cây tươi

Chi tiết quy trình thủ tục nhập khẩu trái cây tươi

Bước 1: Kiểm tra danh mục nhập khẩu

Đầu tiên, doanh nghiệp cần xem xét liệu mặt hàng trái cây của mình chuẩn bị nhập khẩu có được phép nhập vào Việt Nam hay không? Bạn có thể kiểm tra thông tin qua bảng phía trên chúng tôi cung cấp hoặc trên trang web của Cục Bảo Vệ Thực Vật.

Theo quy định tại Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT, trái cây tươi thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam. Vì thế, rất có thể  loại trái cây bạn định nhập khẩu từ 1 quốc gia chưa được phép kiểm dịch do có nguy cơ dịch hại.

Bước 2: Xin giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu

Nếu mặt hàng trái cây được phép nhập khẩu vào Việt Nam thì việc tiếp theo là bạn cần xác định xem loại trái cây đó có thuộc diện phải xin giấy phép kiểm dịch thực vật hay không.

Vì thế, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ xin Giấy phép kiểm dịch thực vật trước khi trái cây nhập khẩu về.

Địa chỉ xin giấy phép: Cục bảo vệ thực vật, Số 149 Hồ Đắc Di, Quận Đống Đa, Hà Nội.

thủ tục nhập khẩu trái cây tươi

Hồ sơ xin giấy phép gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (theo mẫu)
  • Hợp đồng thương mại (bản sao chụp)
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao chụp)

Thời gian xin và chờ kết quả mất khoảng 15-18 ngày (nếu hồ sơ chuẩn chỉnh). Còn nếu sai sót thì phải bổ sung chỉnh sửa và cũng tốn thêm thời gian. Vì thế, doanh nghiệp nên xin giấy phép sớm, tốt nhất là trước khi trái cây về đến Việt Nam, để tránh phát sinh chi phí lưu kho. Giấy phép này có giá trị 1 năm và trừ lùi số lượng sau mỗi lần nhập.

Bước 3: Đăng ký và làm kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu nhập

  1. Đăng ký Kiểm dịch thực vật online trên hệ thống 1 cửa www.vnsw.gov.vn.
  2. Hồ sơ đăng ký
  • Phytosanitary certificate gốc nước Xuất khẩu
  • Giấy phép kiểm dịch thực vật
  • Giấy đăng ký
  1. Lấy mẫu kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu nhập và kiểm tra an toàn thực phẩm tại cửa khẩu nhập

Bước 4: Lấy mẫu kiểm dịch

Khi đã đăng ký xong và hàng đã về đến cảng biển hoặc sân bay, đơn vị nhập khẩu phối hợp với cán bộ kiểm dịch đến kho tập kết hàng để lấy mẫu.

Thông thường, cán bộ kiểm dịch sẽ lấy 2 mẫu cho vào túi niêm phong mang về chi cục để tiến hành làm công tác kiểm nghiệm. Kết quả kiểm dịch sẽ có khoảng sau 1 ngày.

thủ tục nhập khẩu trái cây tươi

Bước 5: Làm thủ tục hải quan nhập khẩu

Sau khi đã đăng ký kiểm dịch ở Bước 3, bạn có thể truyền tờ khai và nộp hồ sơ hải quan. Và khi có kết quả ở Bước 4, bạn bổ sung vào hồ sơ để cán bộ hải quan kiểm tra một lượt các chứng từ.

Nếu tờ khai phân luồng đỏ thì sau bước hồ sơ, sẽ phải kiểm tra thực tế hàng hóa tại kho hoặc cảng. Bạn có thể làm gộp luôn bước này vào khi mẫu kiểm dịch (Bước 4) để tiết kiệm thời gian và chi phí.

Sau khi kiểm hóa xong, hàng hóa chuẩn chỉnh thì tờ khai sẽ được thông quan.

Một số lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu trái cây tươi

Một số đơn vị, doanh nghiệp lần đầu nhập khẩu trái cây tươi, đây là mặt hàng không thể bảo quản được lâu ở nhiệt độ bình thường. Vì thế hãy nên tìm hiểu kỹ các bước làm thủ tục, nếu lô hàng bị kéo dài sẽ khiến trái cây dễ bị hư hỏng. Còn nếu lưu trong kho lạnh để đảm bảo nhiệt độ ở kho hàng thì chi phí lưu kho cũng khá cao.

Để được hưởng thuế suất ưu đãi, bạn cần cung cấp chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin), ví dụ như C/O form AANZ của Úc, New Zealand.