Vải thun cotton là chất liệu được sử dụng phổ biến trong ngành may mặc. Vậy vải thun cotton là gì? Đặc điểm và cách phân loại ra sao? Bài viết dưới đây, Nhựa Sài Gòn sẽ giới thiệu tới bạn toàn bộ thông tin cần biết về chất liệu này. Cùng tham khảo nhé!
Tóm tắt nội dung
Vải thun cotton là gì?
Vải thun cotton tên tiếng Anh là Cotton spandex, đây là loại vải thun được hình thành từ chất liệu dệt từ sợi bông cotton, một loại sợi được lấy từ xơ cây bông. Theo thống kê mới nhất của các chuyên gia thì có tới 50% tổng số xơ dệt trên toàn thế giới là từ xơ bông.
Vải thun cotton được nhiều công ty thời trang sử dụng và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía người tiêu dùng. Lý do là vì nó rất thích hợp với thời tiết và khí hậu ở Việt Nam, đồng thời rất thân thiện với môi trường.
Ở thị trường Việt Nam, nguồn nguyên liệu bông không được dồi dào nên mỗi năm nước ta phải nhập một lượng bông lớn từ nước ngoài. Vì thế, so với các loại vải khác thì giá thành của vải thun cotton sẽ luôn cao hơn một chút.
Trên thực tế, khi thiết kế may quần áo, các công ty thường chọn dệt 100% cotton hoặc có thể pha với các loại sợi khác để phù hợp về mặt thẩm mỹ và tăng tính năng cho trang phục. Ví dụ như loại vải CVC có chứa 65% cotton và 35% PE hay loại vải TC chứa 35% cotton và 65% PE.
>>Xem thêm:
- [Liệt Kê] Các Loại Vải Thường Dùng Trong May Mặc
- Vải Cotton Là Gì? Phân Loại Các Loại Vải Cotton Hiện Nay
- So Sánh Vải Polyester Và Cotton – Vải Nào Tốt Hơn?
Đặc điểm của vải thun cotton khi sử dụng
Đặc điểm của vải thun cotton là tỷ phần trăm cotton càng cao thì tính chất và những ưu điểm của sợi bông càng cao. Vải thun cotton có những ưu, nhược điểm như sau:
Về ưu điểm
- Vải có độ bền cao, phù hợp với điều kiện thời tiết nóng ẩm mưa nhiều tại Việt Nam
- Hút ẩm, hút nước tốt nên rất dễ thấm mồ hôi, giảm nhiệt tốt, mang tới sự thoải mái cho người mặc
- Bền màu, dễ nhuộm vải và không bị phai khi giặt
- Vải mềm, hợp vệ sinh, không gây ảnh hưởng hoặc kích ứng da
- Vải thun cotton thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất
Nhược điểm của vải thun cotton
- Vải được dệt từ sợi bông nên có giá thành cao hơn so với các loại vải khác
- Nhìn bề ngoài vải cứng, cảm giác khô không được bắt mắt
- Vải dễ bị nhăn và nhàu do độ bền cơ lý và hóa học chưa được cao. Vì thế sẽ khá mất thời gian khi là ủi
- Vì thành phần chủ yếu là sợi bông nên vải dễ bị mục bởi các yếu tố tác động từ môi trường
Để khắc phục những nhược điểm này và tăng ưu điểm lên, các nhà sản xuất đã dệt kết hợp với các sợi nhân tạo như polyamide polyester, Polyurethane polyacrylic, Polyvinyl Ancol…
Vải thun cotton có những loại nào?
Phân loại theo độ co giãn
Xét về độ co giãn, vải thun cotton chia làm 2 loại:
- Vải thun cotton 2 chiều: Chỉ kéo giãn được theo chiều dọc. Dù không được thoải mái nhưng bù lại áo được may sẽ có form đẹp, bên và ít bị biến dạng mà giá thành lại rẻ.
- Vải thun cotton 4 chiều: Có thể kéo giãn theo chiều dọc và chiều ngang. Áo được may rất thoải mái, thuận tiện trong sinh hoạt nhưng nó lại có giá cao hơn và dễ bị hư hỏng nếu không biết cách bảo quản.
Phân loại theo thành phần cấu tạo
Dựa theo tỷ lệ % cotton có trong vải, vải thun cotton được phân làm nhiều loại, chủ yếu là các loại như:
- Vải thun 100% cotton: Sở hữu đầy đủ những ưu nhược điểm của sợi cotton tự nhiên. Tuy nhiên, có giá thành khá cao.
- Vải thun cotton 65/35 (CVC): Nhờ sự kết hợp giữa 65% cotton và 35% PE mà chất liệu này có độ bền khá cao, ít bị nhăn và có màu sắc đa dạng hơn.
- Vải thun cotton 35/65 (Tici): Với sự kết hợp của 35% cotton và 65% PE, vải mềm mịn hơn, bền hơn, ít nhăn hơn, có giá thành rẻ nhưng bù lại khả năng thấm hút kém hơn và co giãn lại bị giảm đi.
- Vải thun cotton lạnh 4 chiều: Có thành phần chủ yếu từ sợi PE và có sợi sợi cotton và spandex. Bề mặt vải mát lạnh, màu sắc đa dạng, ít bị nhăn, màu sắc đa dạng và có giá thành rẻ, tuy nhiên lại có độ thấm hút thấp.
Cách nhận biết vải thun cotton
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vải cotton. Vậy có những cách nào giúp chúng ta dễ dàng phân biệt được chúng?
Dựa vào các giác quan
Vải thun cotton rất dễ nhăn. Khi bạn vò mạnh lên vải, mức độ nhăn càng nhiều thì tỉ lệ cotton càng cao. Khi sờ vào bề mặt vải thì thấy vải mịn nhưng sẽ có độ nhám nhất định.
Kiểm tra bằng lửa
Bạn có thể dùng lửa kiểm tra vải, đốt và quan sát cách mà vải phản ứng:
- Cotton 100%: cháy rất nhanh, mùi như giấy cháy, to mềm và có thể bóp tan dễ dàng
- Cotton 65/35: cháy nhanh, có mùi giấy và có cả mùi nhựa, phần tro tan nhưng để lại 1 mẫu vón cục nhỏ
- Cotton 35/65: cháy khá yếu, có mùi nhựa, phần tro vón thành 1 cục lớn
- PE 100%: cháy rất yếu và tắt ngay khi đưa ra khỏi ngọn lửa. Không có tro
Kiểm tra bằng nước
Thử nhỏ một ít nước lên trên bề mặt vải, nếu thấy nước thấm nhanh và đều thì là vải 100% cotton. Còn nếu vải ít thấm hoặc không thấm nước thì đó là vải cotton pha hoặc poly.
Cách bảo quản và giặt vải thun cotton đúng cách
Để kéo dài thời gian sử dụng cũng như kéo dài tuổi thọ của vải thun cotton, bạn cần lưu ý đến những bước bảo quản và vệ sinh như sau:
- Khi giặt áo làm từ vải thun cotton hoa hay vải thun cotton dày hoặc vải thun cotton Hàn Quốc, bạn nên hạn chế ngâm trong nước quá lâu bởi sẽ làm áo bay màu, khiến các hình in dễ phai.
- Lần đầu giặt nên giặt bằng nước lạnh và những lần sau nên sử dụng bột giặt có độ tẩy thấp
- Phơi áo ở những nơi có bóng râm, nếu phơi ở nhiệt độ quá nóng có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc của áo
- Bảo quản ở những nơi có độ ẩm thấp bởi tính chất của sợi cotton hút ẩm cao, nên rất dễ bị thâm kim hoặc hỏng hóc.
Trên đây là toàn bộ thông tin cần biết về vải thun cotton. Mong rằng qua các thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ về vải thun cotton là gì và lý do thun cotton là sự lựa chọn hàng đầu trong ngành may mặc.
Nếu bạn cần mua pallet nhựa để kê vải, để tránh nước, tránh bụi bặm, côn trùng và các tác nhân khác làm hỏng vải, hãy liên hệ với Nhựa Sài Gòn 0971.245.088 để được tư vấn về pallet nhựa nhé!