[BẬT MÍ]lưu ý để không bị xử phạt an toàn thực phẩm

Xử phạt an toàn thực phẩm là chế tài pháp lý của cơ quan nhà nước nhằm giảm thiểu những rủi ro không đáng có về vấn đề thực phẩm, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho tất cả những người tiêu dùng. Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ những quy định xử phạt an toàn thực phẩm này để Quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn.

Tóm tắt nội dung

Thế nào là an toàn thực phẩm? 

Thế nào là an toàn thực phẩm (1)
Thế nào là an toàn thực phẩm (1)

Nhà nước đã ban hành quy định pháp luật về an toàn thực phẩm tại Luật An toàn thực phẩm năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2018 (Sau đây gọi tắt là “Luật An Toàn thực phẩm 2010”). Có thể nói, hiện nay đang có cơ sở pháp lý rất vững chắc và rõ ràng về vấn đề này, bao trùm mọi hoạt động liên quan đến thực phẩm. Cụ thể:

– Quy định pháp luật đối với vấn đề an toàn trong từng đối tượng thực phẩm:

  • Thực phẩm tươi sống;
  • Thực phẩm đã qua chế biến;
  • Thực phẩm chức năng;
  • Thực phẩm biến đổi gen;
  • Thực phẩm đã qua chiếu xạ;
  • Chất phụ gia thực phẩm;
  • Thực phẩm nhập khẩu;
  • Thực phẩm xuất khẩu.

– Quy định pháp luật đối với vấn đề an toàn trong quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm:

  •  Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nói chung, bao gồm cả quá trình bảo quản, vận chuyển thực phẩm;
  • Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với từng cơ sở sản xuất, kinh doanh riêng biệt như: Sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống hoặc thức ăn đường phố.

Tùy vào loại hình và đặc điểm kinh doanh mà có quy định pháp luật phù hợp liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh đó. Quý khách hàng tham khảo chi tiết tại chương III và IV Luật An Toàn thực phẩm 2010.

Để có thể hoạt động kinh doanh, cơ sở phải đáp ứng các điều kiện an toàn thực phẩm được đề ra và được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Một số trường hợp được miễn cấp giấy chứng nhận này theo khoản 1 điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ

Xử phạt an toàn thực phẩm đang được quy định như thế nào?

Quy chế xử phạt an toàn thực phẩm đang được áp dụng theo hai dạng: xử phạt vi phạm hành chính và xử phạt trách nhiệm hình sự.

Xử phạt vi phạm hành chính:

Xử phạt an toàn thực phẩm theo hình thức xử phạt trách nhiệm hình sự được cụ thể tại Bộ luật Hình sự 2015
Xử phạt an toàn thực phẩm theo hình thức xử phạt trách nhiệm hình sự được cụ thể tại Bộ luật Hình sự 2015

Quy định xử phạt an toàn thực phẩm theo hình thức này được cụ thể tại Nghị định số 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 38/2021/NĐ-CP và 124/2021/NĐ-CP (Sau đây gọi tắt là “Nghị định số 115/2018/NĐ-CP”).

Trong trường hợp tổ chức hay cá nhân vi phạm một trong những điều kiện an toàn thực phẩm được đề ra tại Luật An toàn thực phẩm năm 2010 thì Nghị định số 115/2018/NĐ-CP sẽ có chế tài xử lý liên quan. Chế tài đó có thể là:

–       Phạt tiền;

–      Hình thức xử phạt bổ sung (tùy vào từng hành vi cụ thể, được cụ thể tại khoản 2 điều 2 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP), gồm: Tước Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc đình chỉ hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định.

–      Biện pháp khắc phục hậu quả (tùy vào từng hành vi cụ thể, được cụ thể tại khoản 3 điều 2 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP). Biện pháp nặng nhất có thể kể đến là buộc tiêu hủy toàn bộ thực phẩm vi phạm điều kiện an toàn.

Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 100 triệu đồng và đối với tổ chức là 200 triệu đồng.

Xử phạt trách nhiệm hình sự

Xử phạt an toàn thực phẩm theo hình thức xử phạt vi phạm hành chính
Xử phạt an toàn thực phẩm theo hình thức xử phạt vi phạm hành chính

Xử phạt trách nhiệm hình sự là chế tài cao nhất để xử lý vi phạm pháp luật, tương thích với mức độ vụ việc nghiêm trọng. Quy định xử phạt an toàn thực phẩm theo hình thức này được cụ thể tại Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Quý khách hàng có thể tham khảo nội dung điều 317 Bộ luật Hình sự năm 2015 để nắm các hành vi vi phạm quy định an toàn thực phẩm dẫn đến trách nhiệm hình sự. Một số hành vi khiến mức xử phạt trở nên nghiêm trọng có thể kể đến là gây chết người (từ hai người trở lên), gây tổn hại đến sức khỏe (tính theo tỷ lệ phần trăm mức độ ảnh hưởng).

Hình thức xử phạt trách nhiệm hình sự là:

–         Phạt tiền (mức cao nhất là 500 triệu đồng) hoặc phạt tù (mức cao nhất là từ 12 năm đến 20 năm);

–       Hình phạt bổ sung: Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm các công việc liên quan trong thời gian từ 01 – 05 năm.

Trên đây là toàn bộ nội dung xử phạt an toàn thực phẩm mà chúng tôi muốn gửi đến Quý khách hàng. Những quy định này nhằm giúp đảm bảo an toàn sức khỏe của người dân và là cơ sở để quý khách hàng cần phải lưu ý khi thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Và hãy bắt đẩu đảm bảo an toàn vệ sinh từ việc đơn giản nhất – vứt rác đúng chỗ để có một môi trường an toàn, sạch sẽ. Hãy ghé ngay https://nhuasaigon.com.vn/ để đặt hàng ngay những mẫu thùng rác nhựa chất lượng nhất bạn nhé!