Chất bảo quản thực phẩm có thực sự hại như chúng ta nghĩ?

Hầu hết các loại thực phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày đều có sự góp mặt của chất bảo quản thực phẩm. Vậy bạn biết gì về loại chất này? Hãy đọc những chia sẻ dưới đây của Nhựa Sài Gòn để biết thêm lợi ích và tác hại khi sử dụng loại chất này nhé!

Tóm tắt nội dung

Tìm hiểu về chất bảo quản thực phẩm

Chất bảo quản thực phẩm là những phụ gia giúp thực phẩm luôn giữ được sự tươi mới
Chất bảo quản thực phẩm là những phụ gia giúp thực phẩm luôn giữ được sự tươi mới

Chất bảo quản thực phẩm là các loại chất, phụ gia được cho vào thực phẩm nhằm hạn chế, ngăn ngừa sự thối rữa, hư hỏng do các vi khuẩn gây ra. Từ đó giúp thực phẩm luôn tươi mới, đảm bảo không bị biến đổi về thành phần, tính chất ban đầu.

Có rất nhiều cách để bảo quản thực phẩm nhưng việc sử dụng chất bảo quản lại được ưa chuộng hơn. Nguyên nhân là vì chất này dễ sử dụng, đem đến hiệu quả tốt và nhanh. Nếu không có chất bảo quản, thực phẩm khó có thể để được nhiều ngày. Chỉ sau vài ngày những loại thực phẩm không được tiêm chất bảo quản sẽ xuất hiện các hiện tượng chảy nhớt trên bề mặt, có mùi, gây ảnh hưởng đến vị giác cũng như sức khỏe con người.

Tuy nhiên cái gì cũng có hai mặt của nó. Sử dụng chất bảo quản quá nhiều sẽ đem đến những tác hại khôn lường cho sức khỏe con người.

Phân loại chất bảo quản thực phẩm

Hiện nay chất bảo quản được chia thành 2 nhóm chính, đó là chất bảo quản thực phẩm tự nhiên và chất bảo quản nhân tạo. Đặc điểm cụ thể của từng nhóm:

Chất bảo quản tự nhiên

Sử dụng chất bảo quản tự nhiên không làm ảnh hưởng đến màu sắc, hương vị món ăn
Sử dụng chất bảo quản tự nhiên không làm ảnh hưởng đến màu sắc, hương vị món ăn

Như cái tên của nó, đây là những chất có nguồn gốc từ tự nhiên, có khả năng bảo vệ thực phẩm. Đồng thời còn đảm bảo thực phẩm giữ được hương vị, màu sắc và dưỡng chất vừa trọn vẹn, vừa dài lâu.

Những chất này giúp bảo quản thực phẩm bằng cách hấp thụ nước dư thừa trong thức ăn. Từ đó ngăn cản sự xuất hiện và phát triển các vi sinh vật, giảm quá trình oxy hóa và tiêu diệt các vi khuẩn. 

Chất bảo quản tự nhiên được rất nhiều người yêu thích bởi chúng vừa có thể bảo quản thực phẩm, vừa không làm ảnh hưởng đến màu sắc, mùi vị của món ăn. Một số hoạt chất bảo quản tự nhiên có thể kể đến catechin từ trà xanh, rau kinh giới,…

Chất bảo quản nhân tạo

Chất bảo quản nhân tạo hay còn được gọi với cái tên khác là chất bảo quản hóa học. Loại hoạt chất này giữ một vị trí nhất định trong ngành công nghiệp thực phẩm và được sử dụng rất nhiều. Điển hình như BHT,  BHA, Sodium nitrat, Sodium Benzoat,…

Chất bảo quản nhân tạo được ứng dụng rất nhiều trong các loại thức ăn chế biến đồ hộp, đóng gói, các loại nước chấm,… Đặc biệt, tác hại chủ yếu của chất bảo quản thực phẩm đều bắt nguồn từ các chất bảo quản hóa học này.

Lợi ích và tác hại của chất bảo quản thực phẩm

Chất bảo quản được ứng dụng nhiều đơn giản vì nó đem đến những loại ích nhất định. Tuy nhiên bên cạnh đó nó cũng ẩn chứa rất nhiều tác hại. Bây giờ hãy cùng Nhựa Sài Gòn đi điểm qua 2 mặt lợi và hại của sản phẩm nhé!

Lợi ích

Chất bảo quản góp phần tạo nên sự đa dạng thực phẩm (1)
Chất bảo quản góp phần tạo nên sự đa dạng thực phẩm (1)

Dưới đây là những công dụng do chất bảo quản thực phẩm đem lại mà không ai có thể bàn cãi:

  • Giữ cho thực phẩm sử dụng được lâu hơn: Việc ứng dụng chất bảo quản sẽ giúp chống sự phát triển của vi sinh vật, từ đó hạn chế các độc tố do các loại vi sinh vật gây ra, đảm bảo thực phẩm luôn tươi mới. Bên cạnh đó còn giúp hạn chế sự phát triển mùi hôi thối giúp con người thưởng thức thực phẩm ngon miệng hơn.
  • Đa dạng thực phẩm: Nhờ vào chất bảo quản mà con người có thể sản xuất và lưu trữ các thực phẩm trái mùa. Tuy nhiên vẫn đảm bảo giữ được cấu trúc, hương vị và giá trị của thực phẩm.

Tác hại

Lạm dụng chất bảo quản quá mức sẽ dẫn đến những tác hại không lường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, cụ thể:

  • Tác động của chất bảo quản lên thực phẩm ít nhiều cũng đã làm thay đổi chất lượng của thực phẩm.
  • Dùng chất bảo quản nhiều trong thời gian dài sẽ làm các mô tim bị suy yếu. Chất bảo quản còn là tác nhân gây ra các bệnh hen suyễn, viêm phế quản. Đặc biệt, loại chất này vô cùng nguy hiểm đối với người già.
  • Các chất BHA, BHT,… có trong chất bảo quản là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư, dị ứng hô hấp, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gan.
  • Bên cạnh đó Sodium benzoat có trong chất bảo quản khi kết hợp với axit ascorbic sẽ tạo nên benzen. Từ đó làm hình thành các độc tố ở máu, tổ chức thần kinh. Làm cho cơ thể bị dị ứng, hạ huyết áp, tiêu chảy,…
  • Ngoài ra, rất nhiều thành phần khác của chất bảo quản đều tác động tiêu cực đến sức khỏe. Do đó việc lạm dụng chất bảo quản có thể dẫn đến co mạch, tăng huyết áp, hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng, mất trí nhớ,…
  • Sử dụng chất bảo quản quá mức còn có thể khiến một vài người mắc bệnh béo phì và gây ra chứng tăng động ở trẻ em.

Lời kết

Chất bảo quản thực phẩm đem đến rất nhiều lợi ích cho cuộc sống con người. Thế nhưng nó cũng gây ra những tác hại nguy hiểm. Do đó Nhựa Sài Gòn khuyên bạn đọc không nên lạm dụng chất bảo quản để tránh những trường hợp không mong muốn. Đừng quên truy cập vào website của chúng tôi để tìm đọc những bài viết hay hơn nhé!