Bơm thủy lực là một trong những thiết bị quan trọng để doanh nghiệp có thể vận hành hệ thống làm việc bằng dầu, nhớt, chất lỏng thủy lực. Việc lựa chọn các loại bơm thủy lực như thế nào để phù hợp và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí làm việc là điều mà nhiều khách hàng quan tâm. Tuy nhiên, bạn cũng đừng lo lắng quá vì tất cả các thông tin sẽ được giải đáp trong bài viết hôm nay.
Tóm tắt nội dung
Bơm thủy lực là gì?
Bơm thủy lực hay còn gọi là Hydraulic Pumps, là một thiết bị rất hữu dụng giúp chuyển hóa năng lượng cơ học từ trục động cơ trở thành năng lượng thủy lực.
Điều này có nghĩa, khi máy bơm hoạt động thì nó sẽ tạo ra một khoảng trống ở đầu vào của bơm giúp đẩy chất lỏng từ bế chứa vào trong đường ống sau đó chảy vào máy bơm và chảy ra đầu ra của bơm. Tiếp đến, các dòng dung môi như dầu thủy lực sẽ được đưa vào hệ thống chấp hành thủy lực.
Cơ chế hoạt động của các loại bơm thủy lực đều theo dạng tịnh tiến hoặc dạng quay, đồng thời tiêu thụ năng lượng để có thể thực hiện các công việc di chuyển chất lỏng theo dạng cơ học.
Nguồn năng lượng cho máy bơm hoạt động rất phong phú và đa dạng, từ vận hành thủ công, năng lượng gió, điện… Trong đó, máy bơm thủy lực sử dụng điện năng khi vận hành là thiết bị được sử dụng nhiều nhất. Và tất cả các thiết bị bơm thủy lực đều được vận hành theo nguyên tắc của định luật Pascal.
Mua bơm thủy lực tại: https://xenangnhapkhau.com/bom-thuy-luc-xe-nang-tay-thap-2-5-tan/
Nguyên lý hoạt động của các loại bơm thủy lực
Bơm thủy lực hoạt động dựa trên 1 nguyên lý đơn giản đó là bơm dầu thủy lực với áp suất lớn sẽ tạo ra 1 dòng lưu chất đủ mạnh để vượt qua các áp lực cản trở của tải.
Sau khi đã kết nối được với động cơ và nguồn điện tương thích, hoạt động bơm sẽ bắt đầu diễn ra:
- Tại cửa dầu vào của bơm, lực cơ học sẽ tác động để hình thành 1 vùng chân không. Nhờ áp suất của khí trong bơm sẽ hình thành nên 1 lực để hút dầu, nhớt, hóa chất và các chất lỏng thủy lực khác từ bể chứa
- Chất lỏng sau khi được tạo ra, sẽ được dẫn đi đến đường vào của bơm dưới tác động của lực cơ học xác định và tạo nên 1 lực đẩy lớn để đi vào hệ thống
Tùy theo đó là loại bơm thủy lực gì và cấu trúc ra sao mà nguyên lý làm việc của từng loại bơm cũng sẽ khác nhau ở một vài điểm.
Các loại bơm thủy lực
Để thuận tiện cho việc lựa chọn bơm thủy lực, người ta phân chia thành nhiều loại bơm thủy lực khác nhau, dựa trên nhiều yếu tố như: đặc điểm cấu tạo, áp suất, hãng sản xuất… Tùy vào yêu cầu công việc mà khách hàng cần chọn loại bơm cho phù hợp.
Bơm thủy lực piston
Bơm thủy lực piston là loại bơm thủy lực áp suất cao, thường được dùng để thực hiện các công việc nặng nhọc, lưu lượng cao và áp suất lớn. Chính vì thế mà giá thành của loại bơm thủy lực này khá cao.
Bơm có hoạt động hút và đẩy chất lỏng, dựa trên nguyên tắc cơ bản là thay đổi thể tích trong bơm. Trong đó, piston đóng vai trò quan trọng khi nó chuyển động tịnh tiến qua lại.
Bơm piston có hai loại: Bơm piston hướng tâm, bơm piston hướng trục.
Loại bơm piston hướng tâm có nhược điểm là kích cỡ lớn, chế tạo phức tạp. Còn loại bơm hướng trục thì chỉ dùng cho những động cơ cơ momen thay đổi nhỏ, động cơ có vận tốc lớn.
Bơm thủy lực bánh răng
Bơm thủy lực bánh răng (bơm nhông) phù hợp cho khách hàng cần một bơm hút đẩy dầu, nhớt mà áp suất làm việc và lưu lượng không lớn.
Cấu tạo bơm thủy lực bánh răng gồm có: bánh răng chủ động, bánh răng bị động, trục, phớt, vỏ bơm, đường cấp và thoát dầu.
Ưu điểm của loại bơm này là có kết cấu bơm đơn giản, chịu được quá tải trong thời gian ngắn, có thể điều chỉnh áp suất và lưu lượng của bơm. Đặc biệt là có thể bơm được các chất lỏng có tính siêu đặc, siêu nhớt.
Bơm bánh răng có 2 loại: Bơm bánh răng ăn khớp ngoài, răng ăn khớp trong.
Bơm thủy lực cánh gạt
Hoạt động của loại bơm này là dựa theo sự chuyển động của các cánh gạt được gắn ở trên một trục xoay gọi là Rotor. Đây là máy bơm có tác dụng làm tăng áp suất của chất lỏng. Trung bình mỗi máy bơm sẽ có 8-12 cánh gạt.
Trên thị trường hiện nay có 2 loại bơm chính là bơm cánh gạt đơn và bơm cánh gạt kép.
So với bơm bánh răng thì thiết kế này có hiệu suất cao hơn, một số ưu điểm phải kể đến như:
- Quá trình hoạt động ít tạo tiếng ồn
- Hiệu suất làm việc cao
- Nhờ vào sự thay đổi tâm xoay của Rotor so với Stator mà có thể điều chỉnh được lưu lượng bơm
- Dễ dàng tháo lắp để sửa chữa và bảo dưỡng
Bơm thủy lực trục vít
Giống như tên gọi của nó, bơm được cấu tạo từ trục vít và đặt ở bên trong một vỏ bơm. Dựa theo số lượng trục vít chúng ta sẽ chia bơm thành 3 loại khác nhau là: loại 1 trục, 2 trục và 3 trục.
Tuy có 3 loại khác nhau nhưng nhìn chung nó chỉ phù hợp với hệ thống thủy lực có áp suất thấp khoảng 100 bar chẳng hạn như trên tàu thủy. Ngoài ra, nhược điểm của loại bơm thủy lực nào khi hoạt động có thể tạo ra phản lực dòng chảy khiến cho dòng chảy có xu hướng chảy ngược trở lại.
Ứng dụng của các loại bơm thủy lực
Bơm thủy lực có nhiều loại khác nhau, mỗi loại được ứng dụng cho từng hệ thống, thiết bị riêng biệt. Bơm thủy lực được ứng sử dụng cho nhiều hệ thống , thiết bị khác nhau dùng tốt trong các hệ thống nhà máy, các khu công nghiệp, nông nghiệp và các hệ thống đường ống trong các công trình, khu xây dựng, các hệ thống vận tải, xe nâng và nhiều hệ thống thiết bị khác.
- Bơm thủy lực bánh răng: ứng dụng trong môi trường lưu chất có tính nhớt như dầu, keo, dầu nhớt sử dụng tốt cho các máy thủy lực
- Bơm thủy lực cỡ nhỏ: thường dùng lắp đặt cho các hệ thống nhỏ, vận hành trong các xưởng sửa chữa, chế tạo máy móc, linh kiện phụ kiện…
- Bơm thủy lực mini: lắp đặt cánh tay robot phục vụ quá trình hoạt động sản xuất trong nhiều nhà máy.
- Bơm thủy lực công nghiệp: lắp đặt cho các hệ thống lớn như nhà máy thủy điện, nhiệt điện, hệ thống khai thác khoáng sản…
Trên đây là toàn bộ các thông tin về các loại bơm thủy lực. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích được cho bạn. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích thì đừng quên theo dõi Nhựa Sài Gòn để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!