Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Và Rủi Ro Của Chúng

Xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, việc thương mại, mua bán và giao dịch hàng hóa đang ngày càng dễ dàng và thuận tiện hơn. Vậy làm sao để 2 doanh nghiệp hoặc cá nhân ở 2 lãnh thổ, đất nước ở khoảng cách địa lý xa nhau có thể mua bán và thực hiện giao dịch thanh toán một cách dễ dàng? Hãy cùng Nhựa Sài Gòn hiểu rõ hơn về các phương thức thanh toán quốc tế qua bài viết dưới đây nhé!

Tóm tắt nội dung

Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến hiện nay

Phương thức chuyển tiền (Remittance)

Phương thức chuyển tiền (Remittance) là một trong các phương thức thanh toán quốc tế trong đó một khách hàng yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi ở một địa điểm nhất định.

thanh toán quốc tế

Có 2 hình thức chuyển tiền trong thanh toán quốc tế:

  • Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T): Là hình thức chuyển tiền, trong đó lệnh thanh toán (Bank draft) của ngân hàng chuyển tiền được chuyển bằng thư cho ngân hàng trả tiền. 
  • Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T): Là hình thức chuyển tiền, trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện gửi cho ngân hàng trả tiền bằng telex hay mạng swift.

Hình thức chuyển tiền bằng điện giúp nhà xuất khẩu chuyển tiền nhanh chóng, nhưng chi phí lại khá cao; còn chuyển tiền bằng thư thì chậm nhưng chi phí thấp. Hiện nay, các doanh nghiệp đều sử dụng chuyển tiền bằng điện.

Phương thức nhờ thu hộ

Nhắc đến các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến hiện nay thì không thể không kể đến phương thức nhờ thu hộ. Phương thức này ra đời nhằm khắc phục những hạn chế cho hình thức trả tiền sau và bảo vệ quyền lợi cho người bán. Bên thu hộ sẽ tiến hành thu hối phiếu kèm theo chứng từ khi chuyển hàng đến bên mua theo yêu cầu của bên bán.

các phương thức thanh toán quốc tế nhờ thu hộ

Để phương thức nhờ thu hộ có thể hoạt động thì cần đảm bảo đầy đủ các thành phần: người ủy thác (người xuất khẩu), ngân hàng được ủy thác (ngân hàng phục vụ người xuất khẩu), ngân hàng quốc gia người nhập nhập khẩu (ngân hàng đại lý phục vụ người xuất khẩu) và người nhập khẩu.

Phương thức nhờ thu hộ được chia thành 2 loại gồm:

  • Nhờ thu trơn: thu chứng từ tài chính không kèm chứng từ thương mại
  • Nhờ thu chứng từ: thu chứng từ tài chính kèm chứng từ thương mại hoặc thu chứng từ thương mại không kèm chứng từ tài chính

Phương thức thư tín dụng

Phương thức thư tín dụng hay còn được gọi là phương thức thanh toán L/C. Đây là thư do ngân hàng phát hành theo yêu cầu của bên nhập khẩu, cam kết với bên nhập khẩu sẽ trả một số tiền nhất định tại một thời điểm cụ thể nếu bên xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ thanh toán hợp lệ với các điều khoản được nêu trong thư tín dụng. 

Phương thức thanh toán L/C được hình thành dựa trên cơ sở hợp đồng giữa hai bên nhưng lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng.

Phương thức ghi sổ trong thanh toán quốc tế

Phương thức ghi sổ là một trong các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến hiện nay, trong đó nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành giao hàng thì ghi Nợ tài khoản cho bên nhập khẩu vào một cuốn sổ theo dõi và việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện thông thường theo định kỳ như đã thỏa thuận.

Phương thức này được lựa chọn sử dụng khi cả hai bên đã làm việc với nhau, có sự tin tưởng với nhau và người mua có uy tín với người bán. Bởi phương thức ghi sổ tiềm ẩn khá nhiều rủi ro cho người bán.

phương thức thanh toán quốc tế ghi sổ

Ở phương thức thanh toán quốc tế này, ngân hàng không tham gia với vai trò là người mở tài khoản và tiến hành thanh toán. Việc thanh toán sẽ được thỏa thuận và sau đó người mua mới thông qua ngân hàng để thanh toán nợ cho người xuất khẩu. 

Khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán ghi sổ, chỉ có bên xuất khẩu mới mở tài khoản và ghi chép tiền hàng của mình. Nếu bên mua mở tài khoản thì nó chỉ có chức năng theo dõi chứ không thể thực hiện hoạt động thanh toán.

Phương thức thư ủy thác mua hàng

Thư ủy thác là thư do ngân hàng nước người nhập khẩu viết cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài theo yêu cầu của người nhập khẩu. Người nhập khẩu sẽ yêu cầu ngân hàng này theo mặt để mua hối phiếu của người ký phát cho bên nhập khẩu.

Ngân hàng đại lý ở nước ngoài sẽ căn cứ vào điều khoản của thư ủy thác mua mà trả tiền cho hối phiếu, ngân hàng bên mua thu tiền của bên nhập khẩu và giao chứng từ cho họ.

Phương thức thanh toán này chủ yếu được áp dụng trong các hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ kỹ thuật cao.

rủi ro của các phương thức thanh toán quốc tế

Những rủi ro của các phương thức thanh toán quốc tế

  • Thanh toán chậm: Nếu bên xuất khẩu đồng ý cho bên nhập khẩu thanh toán tiền sau khi nhận hàng thì đôi khi sẽ gặp phải tình trạng thanh toán chậm. Bởi bên mua chỉ chấp nhận thanh toán khi nhận đầy đủ hàng hóa. Vì thế, cho đến khi hàng được nhận hết thì người mua mới tiến hành thanh toán.
  • Hàng hóa không giao đúng hạn: Nếu bên mua đồng ý thanh toán tiền cho bên bán trước khi nhận hàng thì rất dễ gặp phải tình trạng giao hàng không đúng hạn. Nặng hơn là có thể bị giao sai hàng, không đúng chất lượng… ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh.
  • Mất tiền hàng: Nếu bên mua và bán lựa chọn phương thức thanh toán ghi sổ thì rủi ro mà bên bán sẽ chịu nhiều hơn bên mua. Trong trường hợp đến hạn thanh toán mà bên mua không thanh toán hoặc thanh toán chậm thì bên bán sẽ phải chịu rủi ro. Thậm chí là có thể mất tiền hàng do bên mua không trả.

Để hạn chế được những rủi ro của các phương thức thanh toán quốc tế, bạn nên nắm rõ những ưu nhược điểm của từng phương thức thanh toán. Ngoài ra, khi tiến hành thanh toán nên có những thỏa thuận rõ ràng của các bên để tránh gặp phải những rủi ro không đáng có.

Trên đây là toàn bộ thông tin về các phương thức thanh toán quốc tế, hy vọng bạn đã có thêm các kiến thức để tiến hành giao dịch mua bán an toàn. 

Và để hàng hóa được vận chuyển an toàn, nhanh chóng, bạn hãy sử dụng pallet nhựa nhé!