Xuất khẩu gạo Việt Nam đang có nhiều khởi sắc, các doanh nghiệp ngành lúa gạo có nhiều cơ hội để tiếp cận với thị trường mới trong bối cảnh Việt Nam tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do. Đặc biệt, khu vực ASEAN không có điều kiện tốt để sản xuất gạo, từ đó nhu cầu nhập khẩu tăng cao, thị trường này mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.
Tóm tắt nội dung
Thị trường ASEAN giàu tiềm năng
Trong những năm qua, gạo là mặt hàng nông sản chính mà Việt Nam xuất khẩu sang ASEAN. Trong số các nước ASEAN, Việt Nam xuất khẩu sản phẩm lúa gạo chủ yếu sang Philippines. Không chỉ trong 4 tháng đầu của năm 2022 mà cả năm 2021, Philippines là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, với lượng xuất khẩu là 2,45 triệu tấn, kim ngạch trên 1,25 tỷ USD, giá trung bình 509,7 USD/tấn, tăng 10,7% về lượng, tăng 18,5% về kim ngạch và tăng 7,1% về giá so với năm 2020.
Bên cạnh thị trường Philippines, gạo Việt Nam còn được xuất khẩu sang nhiều thị trường quan trọng khác trong ASEAN như Malaysia, Indonesia, Singapore và Brunei.
Đánh giá về xuất khẩu gạo Việt Nam qua Malaysia, bà Trần Lê Dung – Bí thư thứ nhất phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Malaysia cho biết, hiện gạo Việt Nam đã vượt Thái Lan để chiến thị phần lớn trong tổng lượng gạo nhập khẩu của Malaysia bởi Malaysia phải nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo mỗi năm để đáp ứng nhu cầu trong nước dự trữ.
Giữ vững thị trường thương hiệu “gạo Việt”
Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ xuất khẩu gạo khoảng 5 triệu tấn, trong đó, chiếm 40% là loại gạo thơm, đặc sản và gạo japonica.
Đến năm 2030, đảm bảo tối thiểu sản lượng đạt 35 triệu tấn lúa/năm và xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn gạo. Trong đó, loại gạo thơm, đặc sản và gạo japonica sẽ chiếm 45%, gạo nếp 20%, gạo trắng phẩm chất cao 15%, gạo phẩm cấp trung bình và thấp 10%, sản phẩm chế biến từ gạo 10% và tỷ lệ gạo xuất khẩu có thương hiệu trên 40%.
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra bên trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định hướng cần hạn chế việc chuyển đổi ở những vị trí đất có độ phì nhiêu cao và có hệ thống thủy lợi tốt, chấm dứt tình trạng bỏ hoang đất lúa.
Ngoài ra, diện tích gieo trồng lúa cần chuyển đổi linh hoạt theo hướng tăng tỷ lệ diện tích lúa luân canh (với rau màu, thủy sản) để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long – đây là nơi sản xuất lúa trọng điểm của cả nước, chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu thì cần phải sản xuất lúa thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị và hiệu quả thông qua việc nâng cao chất lượng lúa gạo, đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng liên kết sản xuất và tiêu thụ.
>>Xem thêm:
- Xuất Khẩu Gạo Sang EU Tăng Mạnh Trong 4 Tháng Đầu
- Xuất Khẩu Gạo Sang Trung Quốc: Đón Nhận Tăng Trưởng
Giá gạo xuất khẩu hiện nay của Việt Nam tiếp tục tăng
Trong tháng 5, các loại gạo chất lượng cao có xu hướng tăng, với mức tăng từ 10 – 15 USD/tấn. Trong đó, gạo trắng thông dụng 430 USD/tấn; gạo Jasmine 540 USD/tấn; gạo trắng 5451 giá 480 USD/tấn; gạo Nhật 580 USD/tấn.
Giá gạo tăng một phần nhờ nhu cầu nhập khẩu gạo Việt Nam của các thị trường khác đều tăng trở lại, đặc biệt tại thị trường châu Á và châu Phi.
Những ngày đầu tháng 6, thị trường khá ổn định, giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng 10 – 15 USD/tấn so với tháng 5, nhu cầu mua vẫn ở mức cao.
Tại thị trường Philippine, gạo chất lượng dao động ở mức 470 – 480 USD/tấn. Hiện giá gạo FOB từ TP. Hồ Chí Minh đối với gạo 5451 ở mức 480 USD/tấn và gạo Đài thơm 8 ở mức 505 USD/tấn.
Theo số liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Philippines đạt hơn 1,2 triệu tấn, tăng hơn 300.000 tấn so với cùng kỳ năm 2021.
Những yếu tố khiến gạo Việt bị cạnh tranh
Xuất khẩu gạo Việt Nam đang gặp không ít khó khăn và thách thức, đặc biệt là tại thị trường Trung Quốc bởi Hải quan Trung Quốc áp dụng nhiều tiêu chuẩn khắt khe hơn trong quy định xuất nhập khẩu.
Nhiều doanh nghiệp chuyên xuất khẩu gạo cho biết một khó khăn lớn hiện nay là châu Phi đã chuyển sang mua gạo Ấn Độ để được hưởng mức giá rẻ hơn, chi phí vận chuyển cũng thấp hơn dù chất lượng gạo Ấn Độ không bằng gạo Việt Nam.
Nếu xét về khả năng cạnh tranh về giá thì Việt Nam khó so được với gạo Ấn Độ vì hiện tại đã có 80% sản lượng gạo Việt Nam chuyển từ phẩm cấp thấp sang phẩm cấp cao. Ngoài ra, giá phân bón và vật tư nông nghiệp cũng đã tăng cao.
Thực tế là chi phí cảng biển, giá cước tàu biển và chi phí thuê vỏ container… đang ở mức quá cao, khiến cho gạo Việt bị giảm sức cạnh tranh trên thị trường.
Một vấn đề lớn hiện nay là gạo Việt đang bị cạnh tranh rất mạnh với gạo Thái Lan về mức giá và chất lượng. Trong 3 năm trở lại đây, giá gạo Việt ở phân khúc trung bình luôn cao hơn so với gạo cùng loại của Thái Lan. Nhưng mặt hàng gạo chất lượng cao cũng vẫn chưa cạnh tranh được.
Trong thời gian tới, giá gạo xuất khẩu sẽ khó tăng cao, mặc dù nhu cầu lớn. Nguyên nhân là do một số nước vẫn còn hàng tồn kho khá nhiều. Ngoài ra, nhiều nước thiếu hụt nhưng chủ yếu dành cho đấu thầu hợp đồng quốc gia nên hợp đồng thương mại khó tham gia.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, thời gian qua Bộ Công Thương đã tổ chức liên tục các phiên tư vấn xuất khẩu sang các thị trường như ASEAN, Bắc Âu, Kuwait… nhằm giải đáp và tư vấn cho doanh nghiệp về thông tin thị trường và cơ hội xuất khẩu gạo. Dự kiến năm 2022, Cục Xúc tiến thương mại và các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài sẽ phối hợp tổ chức 30 phiên tư vấn xuất khẩu tới các thị trường.
Việt Nam là nước thứ hai về xuất khẩu gạo trên thế giới, vì vậy nhu cầu sử dụng pallet nhựa kê gạo ngày càng nhiều do pallet nhựa giúp tiết kiệm thời gian, công sức lao động trong khâu di chuyển, nâng hạ, xuất khẩu gạo. Liên hệ 0971.245.088 để được tư vấn về pallet nhựa!