Năng lượng thủy triều và tiềm năng lớn trong tương lai

Năng lượng thủy triều được đánh giá là nguồn năng lượng tái tạo vô tận cho ngành khai thác điện. Vậy nguồn năng lượng này là gì, có ưu nhược điểm như thế nào, ứng dụng ra sao? Tất cả sẽ được bật mí thông qua những chia sẻ dưới đây của Nhựa Sài Gòn. Cùng đọc nhé!

wind turbine GIF by Sandia National Labs

Tóm tắt nội dung

Giải đáp: “Năng lượng thủy triều là gì?”

Nguồn năng lượng từ thủy triều có tiềm năng khai thác điện dồi dào
Nguồn năng lượng từ thủy triều có tiềm năng khai thác điện dồi dào

Năng lượng thủy triều là một dạng năng lượng tái tạo, được tạo nên từ sự vận động lên xuống của thủy triều. Vào thế kỷ 20, các nhà khoa học, các kỹ sư đã tận dụng sự chuyển động của sóng biển và thủy triều để khai thác điện năng. Cụ thể, họ sẽ sử dụng máy phát điện đặc biệt và đặt chúng ở những vị trí thích hợp. Sau đó, chúng sẽ tự chuyển đổi năng lượng từ thủy triều thành điện năng.

Các vị trí thích hợp để đặt máy phát điện phải có sự khác biệt về biên độ thủy triều. Đồng thời ở chỗ đó, các kênh thủy triều và đường nước trở nên nhỏ hơn, dòng chảy thủy triều trở nên mạnh hơn.

Việc khai thác năng lượng từ thủy triều được đánh giá là có triển vọng. Ngay cả Văn phòng Công nghệ Điện nước của Bộ Năng lượng (DOE) Hoa Kỳ cũng cho rằng: “Việc khai thác năng lượng từ sóng, thủy triều và dòng hải lưu có thể tạo ra điện đủ để cung cấp cho hàng triệu ngôi nhà”.

Những ưu điểm bất ngờ do năng lượng thủy triều mang lại

Vì là nguồn năng lượng có nguồn gốc từ sóng biển nên thủy triều được xem là vô tận. Bên cạnh đó nguồn năng lượng này còn đem đến rất nhiều lợi ích không ngờ. Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của nguồn năng lượng tái tạo này do Nhựa Sài Gòn tổng hợp được:

Khả năng cung cấp nguồn điện dồi dào

Trong trương lai khả năng cung cấp điện của năng lượng thủy triều sẽ càng mạnh mẽ hơn nữa
Trong trương lai khả năng cung cấp điện của năng lượng thủy triều sẽ càng mạnh mẽ hơn nữa

Như đã đề cập qua ở phía trên, việc khai thác năng lượng từ sóng biển, thủy triều có thể cung cấp nguồn điện cho hàng triệu ngôi nhà. Chỉ vậy thôi cũng đủ để ta thấy được tiềm năng cung cấp điện của nguồn năng lượng này.

Bên cạnh đó, vì nước đặc hơn không khí nên năng lượng thủy triều sẽ mạnh hơn năng lượng gió. Từ đó đã khẳng định được thủy triều là nguồn năng lượng đem đến công suất lớn.

Ngoài ra các chuyên gia cho rằng trong tương lai không xa, khi các rào cản như độ bền, yếu tố từ môi trường,… bị xóa bỏ. Chắc chắn rằng lúc đó khả năng cung cấp điện của năng lượng sóng biển, thủy triều sẽ còn mạnh mẽ hơn nữa.

Là nguồn năng lượng tái tạo, không ảnh hưởng tới môi trường

Hầu như điểm chung của mọi nguồn năng lượng tái tạo là không gây ô nhiễm môi trường. Đương nhiên, thủy triều cũng là một trong số những nguồn năng lượng đó.

Việc khai thác nguồn năng lượng từ sóng biển, thủy triều sẽ hạn chế tối đa việc thải khí cacbonic ra môi trường. Đây là một trong những tác nhân gây hiệu ứng nhà kính, khiến Trái Đất nóng lên. Hạn chế việc thải khí này ra ngoài cũng góp phần bảo vệ Trái Đất, giúp Trái Đất bắt đầu “xanh” trở lại.

Mặt khác, hiện nay các nguồn nhiên liệu hóa thạch như  xăng, dầu, khí, than đá ngày càng cạn kiệt, giá ngày càng tăng. Do đó, sự xuất hiện của năng lượng sóng biển, thủy triều như một giải pháp mới cho các quốc gia.

Hệ thống dễ lắp đặt, ít gây nguy hiểm đến các sinh vật nước

Thiết bị được sử dụng để khai thác nguồn năng lượng từ thủy triều được gọi là tuabin thủy triều. Thiết bị này có thể nổi hoặc chìm tùy ý. Người ta thường lắp đặt nó dưới đáy biển theo mảng hoặc riêng lẻ đều được.

Vì tuabin thủy triều có tốc độ quay khá chậm. Chính vì vậy thiết bị sẽ không gây nguy hiểm đến các loài sinh vật sinh sống dưới đại dương. Từ đó đảm bảo an toàn và đa dạng động vật.

Hạn chế của năng lượng từ thủy triều

Những hạn chế trong việc khai thác năng lượng từ thủy triều
Những hạn chế trong việc khai thác năng lượng từ thủy triều

Bên cạnh những ưu điểm đã kể trên thì việc khai thác nguồn năng lượng thủy triều vẫn còn một số nhược điểm, chẳng hạn như:

  • Trang thiết bị gặp nhiều khó khăn bởi tuabin thủy triều nằm ở sâu dưới đại dương. Mà nước biển lại là môi trường ăn mòn mặn. Điều này đã làm giảm chất lượng cũng như tuổi thọ của thiết bị.
  • Bên cạnh đó, việc lắp đặt thiết bị dưới nước sâu cũng gây khó khăn cho việc vận hành, bảo quản.
  • Hoạt động khai thác nguồn năng lượng từ thủy triều còn phụ thuộc rất nhiều vào tác động của thiên nhiên.
  • Trang thiết bị có chi phí hoạt động đắt đỏ, tiền hoạt động lớn.

Ứng dụng của nguồn năng lượng thủy triều

Nhắc đến năng lượng từ thủy triều, người ta sẽ nghĩ ngay đến ứng dụng sản xuất điện. Ngoài ra, nguồn năng lượng này còn có giá trị tiềm năng to lớn đối với các ngành công nghiệp đại dương hiện có hoặc mới nổi khác. Bạn có thể thấy sự có mặt của hoạt động khai thác năng lượng thủy triều trong rất nhiều ngành, chẳng hạn như nuôi trồng thủy sản, khai thác khoáng sản đại dương,…

Hiện nay trên thế giới có gần 100 trong công ty đang nghiên cứu về việc khai thác năng lượng từ thủy triều. Đảm bảo trong tương lai, nguồn năng lượng này sẽ đem đến rất nhiều thay đổi tích cực cho cuộc sống con người.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Nhựa Sài Gòn về năng lượng thủy triều – một nguồn năng lượng tái tạo tương đối mới. Tại website của Nhựa Sài Gòn còn sở hữu các bài viết với rất nhiều thông tin bổ ích khác. Do đó đừng ngại ngần mà hãy truy cập vào trang web của chúng tôi để bổ sung kiến thức cho bản thân nhé!