Vào ban ngày, bầu trời thường có màu xanh nhìn rất đẹp mắt. Vậy bạn có bao giờ tự hỏi tại sao bầu trời có màu xanh chưa? Một câu hỏi tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại làm khó rất nhiều người. Trong bài viết này, Nhựa Sài Gòn sẽ cung cấp những kiến thức nhằm giải đáp thắc mắc này cho bạn.
Tóm tắt nội dung
Bầu trời là gì?
Trước khi trả lời câu hỏi: “Tại sao bầu trời có màu xanh?”, bạn phải biết sơ qua về bầu trời. Bầu trời là một phần thuộc không gian, ngoài ra cũng có định nghĩa cho rằng bầu trời là một phần của khí quyển. Đây là một khoảng không gian rộng lớn bao gồm Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao, được quan sát từ bề mặt của các hành tinh.
Vào ban ngày, con người có thể nhìn thấy bầu trời với màu xanh lam, trừ những ngày nhiều mây. Vào ban đêm, bầu trời là một bề mặt đen tối hoặc rải rác trên nền đen đó là những chấm sáng của ánh sao.
Một số hiện tượng thường gặp xảy ra trên bầu trời chẳng hạn như đám mây, cầu vồng, cực quang. Vào ngày mưa bão, bạn còn thấy sấm sét và những hạt mưa. Hiện nay do hoạt động của con người nên sương khói bao phủ mặt trời ngày càng nhiều. Thậm chí ở một số nơi còn xảy ra tình trạng ô nhiễm ánh sáng nặng nề.
Lý giải tại sao bầu trời có màu xanh?
“Tại sao bầu trời có màu xanh?” là câu hỏi nhận được khá nhiều lượt quan tâm. Những lý do dưới đây do Nhựa Sài Gòn chia sẻ sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn:
Bụi và phân tử khí là tác nhân làm bầu trời có màu xanh
Nhiều người cho rằng ánh sáng mặt trời chỉ có 1 màu xanh, thế nhưng không phải. Thực chất bầu trời có 7 gam màu là đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Mỗi màu sắc khác nhau sẽ có 1 bước sóng, tần số và 1 năng lượng khác nhau.
Trong không gian, ánh sáng di chuyển theo đường thẳng nếu không có thứ gì làm nó nhiễu loạn. Khi ánh sáng di chuyển đến bầu khí quyển, nó sẽ bị các hạt bụi nhỏ hoặc các phân tử khí cản lại. Bắt đầu từ lúc này, ánh sáng sẽ phụ thuộc vào bước sóng và kích thước của vật đã làm nó nhiễu loạn.
Trong không khí, bụi có kích thước lớn hơn so với bước sóng của ánh sáng. Do đó, khi ánh sáng chiếu vào bụi, nó sẽ bị phản lại theo nhiều hướng khác nhau hoặc bị hấp thụ. Do các màu sắc trong ánh sáng đều bị phản xạ theo một hướng nên ánh sáng phản xạ vẫn là ánh sáng trắng chứa tất cả các màu ban đầu.
Ngược lại, các phân tử khí có kích thước nhỏ hơn so với bước sóng của ánh sáng. Khi ánh sáng chiếu vào các phân tử khí, “một phần” của chúng có thể bị hấp thụ. Sau đó, các phân tử khí sẽ bức xạ ánh sáng theo nhiều hướng khác nhau và khác với hướng ban đầu.
Sở dĩ gọi là “một phần” bởi vì sẽ có một số bước sóng trong ánh sáng trắng dễ bị hấp thụ, còn một số bước sóng khác thì không. Chẳng hạn, các bước sóng ngắn như màu xanh sẽ dễ bị hấp thụ nhiều hơn so với các bước sóng dài (điển hình như màu đỏ).
Màu xanh của bầu trời do tán xạ Rayleigh
Tán xạ Rayleigh là hiện tượng được đặt theo tên của người phát hiện ra nó – Lord John Rayleigh – một nhà vật lý học người Anh. Vào năm 1871, Rayleigh đã chỉ ra được rằng ánh sáng có bước sóng càng ngắn thì càng bị tán xạ nhiều và ngược lại.
Như đã đề cập qua phía trên, kích thước của phân tử khí nhỏ hơn so với bước sóng ánh sáng. Do đó ta có thể áp dụng hiện tượng tán xạ Rayleigh cho hiện tượng tán xạ ánh sáng trong khí quyển Trái Đất.
Cụ thể khi ánh sáng đi vào khí quyển Trái Đất, những bước sóng dài không bị các phân tử khí hấp thụ nên có thể đi xuyên qua. Tuy nhiên những bước sóng ngắn sẽ bị các phân tử khí hấp thụ, sau đó được tán xạ ra ngoài theo nhiều hướng khác nhau.
Lúc này, ánh sáng xanh (ánh sáng có bước sóng ngắn) sẽ trải đều khắp bầu trời. Do đó, vào ban ngày dù bạn đang đứng ở đâu, ở dưới góc độ nào thì ánh sáng xanh vẫn sẽ truyền tới mắt bạn. Chính vì vậy, khi ngước lên nhìn bầu trời, bạn sẽ thấy nó có màu xanh lục, đó là lý do tại sao bầu trời có màu xanh.
Nếu bạn để ý kỹ sẽ thấy càng gần về phía đường chân trời thì bầu trời càng nhạt màu hơn. Nguyên nhân bởi vì để truyền đến ánh mắt của bạn, ánh sáng xanh đã vượt qua nhiều lớp không khí sau khi bị tán xạ. Một phần ánh sáng xanh lại được tán xạ theo nhiều hướng khác nhau. Cứ như vậy, từ phía đường chân trời đến đỉnh đầu của bạn, ánh sáng xanh sẽ di chuyển từ nhạt đến đậm.
Vì sao bầu trời không có màu tím?
Rõ ràng màu tím có bước sóng ngắn hơn màu xanh, vậy tại sao bầu trời có màu xanh mà không phải màu tím? Nguyên nhân bởi vì trong quang phổ Mặt Trời, tỷ lệ màu tím tương đối thấp, phần lớn do tầng ozon hấp thụ, mặc khác do bị màu lục lam chi phối. Do đó bầu trời sẽ có màu xanh lam chứ không phải màu tím.
Lời kết
Cuối cùng, Nhựa Sài Gòn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi: “Tại sao bầu trời có màu xanh?”. Để biết thêm các thông tin bổ ích khác, hãy truy cập ngay vào trang web chúng tôi nhé. Bên cạnh đó, chúng tôi còn là nơi sản xuất thùng rác nhựa với chất lượng cao. Nhanh tay liên hệ với đơn vị để được tư vấn nhé!