Trong 11 điều kiện Incoterms thì điều kiện FAS thuộc nhóm F – nhóm mà trách nhiệm, quyền lợi của người xuất khẩu và nhập khẩu sẽ được chuyển giao hàng hàng hóa tại cảng. Vậy cụ thể trong điều kiện FAS thì sự phân chia trách nhiệm đó như thế nào? Bài viết dưới đây, Nhựa Sài Gòn sẽ giải thích cụ thể hơn về điều kiện FAS trong hợp đồng thương mại.
Tóm tắt nội dung
Điều kiện FAS là gì?
FAS có tên đầy đủ là Free Alongside Ship, được hiểu là giao dọc mạn tàu (ở cảng bốc hàng quy định). Với điều kiện này, bắt buộc người bán hàng phải chịu toàn bộ mọi thủ tục hải quan xuất khẩu và chi phí vận chuyển hàng hóa tới cảng. Còn người mua sẽ chịu chi phí bốc xếp hàng hóa và cước phí vận chuyển hàng hóa từ nơi cảng tàu về đến kho chứa hàng của mình.
Với khái niệm FAS trong Incoterms 2020, người bán không có nghĩa vụ thông quan hàng hóa để nhập khẩu hoặc quá cảnh qua các nước thứ ba hay trả bất kỳ khoản thuế nhập khẩu nào hoặc thực hiện các thủ tục hải quan nhập khẩu nào. Và người bán, người mua không có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm hàng hóa. Tuy nhiên, nếu người mua yêu cầu thì người bán phải chịu rủi ro và chi phí để cung cấp các thông tin người mua cần phục vụ cho việc mua bảo hiểm hàng hóa.
Nghĩa vụ của các bên trong điều kiện FAS
Điều kiện FAS, nghĩa vụ của người bán có phần nhẹ nhàng hơn.
Nghĩa vụ của người bán trong FAS
- Cung cấp hàng hóa đã quy định trong hợp đồng
- Chịu mọi chi phí về bao bì, mẫu mã, kiểm tra hàng hóa xuất khẩu
- Giao hàng dọc mạn tàu cho người mua, cung cấp các chứng từ để chứng minh lô hàng đảm bảo an ninh
- Thông báo cho người mua biết hàng hóa đã được giao dọc mạn tàu hoặc thông báo cho người mua biết hàng hóa đã được chuẩn bị xong trong thời gian quy định và làm các thủ tục xuất khẩu
- Chịu mọi rủi ro, tổn thất và chi phí đến khi hàng được giao dọc mạn tàu
Nghĩa vụ của người mua trong điều kiện FAS
- Ký hợp đồng vận tải và chịu chi phí bốc hàng lên tàu
- Chịu mọi rủi ro, tổn thất hàng hóa từ khi hàng được giao dọc mạn tàu đến khi đưa hàng về kho của người mua
- Làm vận chuyển quốc tế và làm thủ tục hải quan nhập khẩu
- Chấp nhận các bằng chứng giao hàng
- Kiểm tra hàng hóa và chịu các chi phí về nhận hàng
Khi sử dụng điều kiện FAS, 2 bên mua bán cần lưu ý điều quan trọng là nên quy định rõ về địa điểm xếp hàng tạo cảng vì mọi rủi ro và chi phí về hàng hóa tới địa điểm giao đó do người bán chịu và các chi phí này và chi phí làm hàng có thể thay đổi tùy tập quán từng cảng.
Những lưu ý khi sử dụng điều kiện FAS trong xuất nhập khẩu
Khi sử dụng điều kiện FAS trong xuất nhập khẩu, bạn cần lưu ý những điều sau để đảm bảo tốt nhất các quyền lợi cho 2 bên:
- Điều kiện FAS chỉ áp dụng và sử dụng cho hàng hóa vận chuyển qua đường điện và thủy nội địa. Còn với hình thức vận chuyển qua đường bộ và hàng không không được sử dụng điều kiện này. Ví dụ như trường hợp hàng hóa được bàn giao cho người vận chuyển tại một bến container. Trong trường hợp này, hai bên nên xem xét sử dụng điều kiện giao hàng FCA thay vì điều kiện FAS.
- Chủ yếu sử dụng cho hàng hóa rời, hàng quá khổ không thể đóng vào container. Tuy nhiên, đối với hàng hóa là chất lỏng thì vẫn có thể sử dụng điều kiện FAS.
- Người bán và người mua phải chỉ định rõ về địa điểm xếp hàng và thời gian giao hàng.
- Dù hãng tàu yêu cầu người bán giao hàng ở cảng nội địa hay cảng biển lớn thì khi hàng hóa được chuyển ra cảng biển lớn thù người bán mới hết trách nhiệm chịu rủi ro.
Lựa chọn pallet nhựa cho ngành xuất nhập khẩu hàng hóa là điều cần thiết. Nhờ có pallet nhựa mà hàng hóa luôn được vận chuyển an toàn và bảo vệ tốt nhất.
Với những chia sẻ trên đây của Nhựa Sài Gòn về điều kiện FAS trong xuất nhập khẩu, hy vọng mang lại những kiến thức bổ ích cho bạn. Căn cứ vào thông tin đã có, doanh nghiệp bạn hãy áp dụng nó một cách khoa học và phù hợp khi giao dịch mua bán hàng hóa.
>>Xem thêm: